Xuannha Truong Vo: Quý vị có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách kể cho tôi nghe quý vi sinh ở đâu và khi nào? Cho tôi biết cuộc sống chung của quý vị tại Portland?
Huong Le: Sau nhiều lần hẹn thì giờ mới gặp thì điều này rất quý. Chú tên Lê Văn Hưởng sinh tại tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt. Chú theo gia đình di cư vào miền nam theo gia đình năm 1954 lúc chú 10 tuổi. Đó là một cuộc di cư vĩ đại của dân tộc miền Bắc hơn 1 triệu người trốn trại cộng sản vào miền nam.
XV: Hoàn cảnh nào đã mang quý vị tới Portland?
HL: Những người đi theo diện HO như chú thì chỉ muốn rời khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt thôi. Các hội đoàn hoặc cá nhân họ lãnh về đâu thì chịu thôi. Nó tuỳ thuộc vào họ có người nhà bảo trợ cho họ hay không. Riêng cá nhân chú thì chú có nhờ một người bạn. Chú có liên lạc với người đó đã tới Mỹ trước chú và hồi đó đang ở Cali. Nó nói nó đồng ý bảo trợ cho chú nhưng sau đó giờ phút chót người thân của chú là một linh mục ở Vatican Ý nhờ một linh mục bên Oregon bảo trợ chú về đây, nên chú tới Portland, Oregon.
XV: Có những tổ chức, người thân trong gia đình, hay bạn bè nào đã giúp đỡ quý vị xây dựng mái ấm tại Mỹ không? Người bảo lãnh quý vị là ai? Tại sao quý vị đến và sống tại thành phố Portland này mà không phải thành phố khác?
HL: IRCO cũng là một tổ chức mà họ giúp tìm việc làm, hướng nghiệp và dạy anh văn cho người mới vào Mỹ cho họ hoà nhập với xã hội. Hồi gia đình chú cũng được hướng dẫn nghề nghiệp và tạo công ăn việc làm. Cả nhà chú thì cái tổ chức IRCO này giúp đỡ. Còn hội USCC giúp về vấn đề giấy tờ có người giúp chở mình đi học, đi làm giấy tờ hay đi bệnh viện. Họ giúp rất nhiều. Gia đình chú rất biết ơn.
XV: Ấn tượng đầu tiên của quý vị về Portland là gì?
HL: Ấn tượng đầu tiên của chú là lạnh và mưa. Chú tới đây tháng 12 mà. Hơn nữa có cái làm cho chú bị ảnh hưởng nhiều là vợ chú không chịu được lạnh. Bả nhỏ con lắm. Từ từ rồi mình cũng quen mà vì mình thoát cộng sản rồi. Trời mới đất mới mà. Nó như là thiên đường khi mình thoát khỏi chế độ cộng sản và tới đây. Cho tới giờ này rồi cũng xong thôi.
XV: Xin quý vị miêu tả khu dân cư của quý vị tại Portland khi quý vị mới bước chân tới đây. Quý vị có cảm thấy bị cô lập hoặc quý vị có thấy người Mỹ gốc Việt nào ở gần đây không?
HL: Chú cũng không biết tiểu bang nào là tốt nhất. Chú chỉ muốn rời Việt Nam thôi. Để dời đi tiểu bang khác mình phải biết luật, tốn nhiều tiền và nhờ giúp đỡ. Phiền phức lắm. Người khác sống được thì mình cũng sống được ở Portland, Oregon này mà.
Chú từng sống ở NE Portland và quen ở đó, không muốn đi. Chú nghĩ một số người họ chuyển tới Beaverton cho có nhiều hãng xưởng, việc làm, nhà rẻ hơn và sống rẻ hơn. Bên đó thoáng hơn. Chú thấy người Hoa họ giúp đỡ nhau làm ăn rất tốt nhưng người Việt mình thì không. Theo chú thấy người Việt mình mỗi người riêng biệt thì rất giỏi nhưng mà khi kêu gọi đoàn kết thì không có đoàn kết. Cá nhân thì rất giỏi, thông minh và cần cù. Cái đó chê trách cũng được, thương tâm cũng được. Cái đó cần xem xét và sửa chữa.
Hồi đó chú sống ở khu người Mỹ không hà. Cách đó vài blocks khác có người Việt. Cách nhà thờ La Vang 5 miles người Việt đông lắm. Đường Halsey hồi đó có nhiều người Việt sống bởi vì USCC mang người ta tới. Khu đó có nhiều apartment lớn. Thiệt là tốt khi mình sống ở đó vì vui và có cơ hội cho mình hội nhập.
XV: Quý vị có thấy khó khăn để hội nhập với cuộc sống ở đây không? Một số thách thức quý vị gặp phải là gì?
HL: Chú từng là người lính, từng đi tù nên chú thấy mọi thứ ở đây bình thường. Chú từng chiến đấu và vào sinh ra tử nên chú không nề hà chuyện gì. Gia đình chú cũng may mắn. USCC giúp chú thuê cái nhà 3 phòng ngủ và như thế là tốt rồi. Cái khó khăn duy nhất là ngôn ngữ.
XV: Quý vị có biết những sự kiện nào đã mang người Việt đến gần với nhau không? Quý vị có biết cụ thể những nơi nào mà người Việt hay tập hợp không? Có nhà hàng, cửa hàng, hoặc các tổ chức tôn giáo nào mà gia đình quý vị đặc biệt thường xuyên đến không? Quý vị biết bằng cách nào mà khu phố của quý vị thay đổi không?
Chú qua đây như là con bà Phước nghĩa là ko có người thân tức là không có người thân ở đây hoặc các nước khác trên thế giới. Tụi chú đi theo diện của chính phủ Mỹ. Những nơi chú đến là hội thiện nguyện của các tôn giáo họ tài trợ như là USCC. Linh mục Cao Đăng Minh là giám đốc chương trình đó. Ổng không còn làm nữa. Ổng còn sống nhưng giờ không biết ổng làm gì. Còn có các tổ chức khác như bên tin lành hoặc thân nhân hoặc gia đình của họ.
XV: Quý vị đã làm công việc gì và quý vị có thể so sánh công việc đó với công việc quý vị đã làm ở Việt Nam nó giống và khác nhau như thế nào?
Gia đình chú có 2 vợ chồng và 2 người con vào Mỹ năm 12/12/1991 bằng chuyến máy bay của Mỹ từ Nhật vào Mỹ. Chú rời Việt Nam bằng một chuyến bay của Pháp, sau đó sang Thái Lan và đổi máy bay khác. Chú là tù của chế độ cũ nằm trong lực lượng quân đội sau ngày quân đội miền nam thất thủ. Chú ở tù ở miền Nam 1 vài năm đầu và sau đó họ chuyển chú ra bắc. Chú ra tù từ miền Bắc năm 81. Những sĩ quan trẻ như chú đi tù là đã khổ và đau đớn rồi nhưng chính người vợ và những đứa con của chú ở nhà còn khổ nhiều hơn (xúc động). Khi nói về chuyện này giờ chú có thể vẫn rất xúc động vì nhớ lại cách đây mấy chục năm hình ảnh đáng sợ và đau đớn đó. Chú ko quên đâu (khóc)
Nghề họ tìm ko đúng nghề của mình nhưng tuỳ theo tình hình hãng xưởng nước Mỹ lúc đó như hãng rau củ, bánh mì hay hãng xe lửa. Tuỳ từng lúc và tuỳ người phụ trách có biết hãng nào đang tuyển người nên họ dẫn mình tới nộp đơn. Lúc được lúc không.
Ở Mỹ nó thực dụng. Họ lao động tay chân vì lý do không bằng cấp và trở ngại ngôn ngữ nhưng mình đi làm lúc chân ướt chân ráo tới Mỹ chưa ổn định nên đi làm để có tiền lo cho gia đình. Nếu không họ sẽ đi kiếm việc phù hợp hơn và phụ hợp với mình hơn. Diện HO của chú một tháng được trợ cấp mấy trăm. Có một số người họ xin đi học xin Financial Aid để đả thông vấn đề ngôn ngữ và khuyến khích con cái đang tuổi đi học tới trường.
Nước Mỹ là một quốc gia về vấn đề xã hội có những bộ óc siêu Việt và bộ máy có quy cũ. Đồng tiền người dân đóng thuế vào thì được sử dụng hữu ích và có những kế hoạch đãi ngộ để công dân nước họ nhỏ thì phải đi học, lớn phải đi làm, hết làm có chế độ nghỉ hưu rõ ràng. Việt nam thì ko được vậy. Miền Nam việt nam thời của chú cũng đang có kế hoạch đó, học hỏi thế giới để biến Miền Nam Việt Nam thành một nước tư bản như châu âu, mỹ hay úc nhưng chẳng may (theo cái nhìn của chú) đất nước xui xẻo đi theo chế độ và con đường khác.
XV: Quý vị nuôi dạy con ở Portland như thế nào? Nếu con của quý vị học trường công Portland, quý vị thấy nó tốt không?
HL: 3 đứa con của chú chỉ có 1 đứa út tốt nghiệp cấp 3 rồi học nữa. Đứa giữa với đứa lớn học ESL xong đi làm. Chương trình học thì cũng giống như miền Nam Việt Nam thời chú vậy. Thời của ba chú là theo chương trình của Pháp. Đến thời chú học hành hay hãng xưởng làm theo kế hoặc của Mỹ nhiều hơn. Cả nhà chú 5 người đều xin Financial Aid đi học hết. Hồi đó chú học mấy lớp mỹ thuật. Chú không học tiếp được vì học chuyên môn phải biết anh ngữ nhiều mà chú thì không biết nhiều. Học về art thì chú học không nổi. Hơn nữa vợ chồng chú chỉ học một số term cho biết vậy thôi rồi đi làm cho có nền tảng cho con cái yên tâm học hành. Nước Mỹ nó chấp nhận đa sắc dân vào nước họ. Vậy là tốt. Còn kỳ thị thì ở đâu cũng có.
XV: Những vấn đề kinh tế và xã hội nào đáng chú ý nhất trong cộng đồng người Việt, hay với người tị nạn nói chung ? Các chương trình của thành phố, tiểu bang hoặc liên bang có thể giúp nhiều cho các vấn đề này không?
HL: Theo cái nhìn của chú thì có một sự tăng trưởng của xã hội. Cùng một miếng đất đó xưa ít người giờ nhiều người thì khác. Trong đó có trường học, ăn uống chợ búa đồ. Như trong gia đình mình con cái lớn lên có vợ chồng, có dâu rể thì khác. Khi nhân sự thay đổi thì xã hội phải thay đổi theo như hãng xưởng.
Cho tới giờ này, chú nghỉ hưu rồi, chú chấm điểm cái giao thông và phục vụ người già rất tốt. không chỉ phục vụ người già mà cho người không có xe họ có thể đi xe bus, xe max rất good. Oregon mình có nhiều mưa nhiều cây cối thì công viên thì thoải mái thôi.
Cộng đồng Việt Nam mình mới nhưng hay lắm á. Thứ nhất là mình mới vào nước Mỹ với mục đích chính trị là tị nạn khỏi cộng sản. Trong đó có một mặt trận mà người dân mình phải đoàn kết chống lại cộng sản. Đó là đặc thù của Việt Nam. Chúng ta vào nước mỹ không phải vì kinh tế như những quốc gia khác họ tới vì việc làm vì đô la. Dân tộc ta có mục tiêu rõ ràng.
Lý do người Việt mở tiệm ra rồi đóng là lực chưa tới. Điểm thứ 2 là nghĩ đơn giản quá, mình cứ tưởng mở ra là có ăn. Vấn đề là người bé, cơ sở bé mở ra là bị người lớn, cơ sở lớn đè bẹp liền. Có những cơ sở nhỏ nhưng vẫn đông khách. Họ phải có lực chịu đựng và có thời gian. Ăn xổi ở thì là không được đâu.
Theo như chú thấy là có những hội đoàn khơi lại hoạt động quá khứ của họ. Như là quân đôi, công chức là công cán chính của chế độ miền nam. Hoặc hội ái hữu của các tỉnh như Lâm Đồng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng hoặc các trường học như trường nữ trung học Gia Long, Trưng Vương, trường nam Chu Văn An, Peris Ký, Nguyễn Bá Tòng. Đó là những cái cớ để cho họ tụ lại. Và thêm nữa ở Mỹ này riết là nó buồn chán nên người ta tụ lại để hàn huyên, nương tựa nhau. Hơn nữa tuổi mình cũng đã về chiều rồi nên muốn ôn lại quá khứ, tìm lại những cái hay cái đẹp của dĩ vãng thì họ tụ lại thì chú cho là rất khuyến khích thôi.
XV: Những vấn đề của xã hội (cụ thể ở Portland) hoặc vấn đề về chính trị địa phương nào mà quý vị thấy là quan trọng nhất đối với cộng đồng người Việt?
HL: Chúng ta muốn người Mỹ giúp chúng ta thì chúng ta phải có quyền. Người Mỹ nó dùng lá phiếu của họ. Họ muốn gì thì người đại diện của họ phải làm vừa lòng họ. Chúng ta giờ có lá phiếu tại sao không sử dụng cái đó. Chúng ta vì ngại ngùng, e lệ hoặc tự ti mặc cảm cũng có. Coi thường nữa. Như vậy là trật. Chúng ta muốn chính phủ giúp mình thì phải dùng quyền của mình đúng mức thì người ta mới nể mình, cần mình, giúp mình. Chúng ta không gom lại, chụm lại như người Việt Nam có một cục phiếu này, ông giúp chúng tôi. Chúng ta không làm được.
Theo cái nhìn của chú đây là một đất nước có rất nhiều cơ hội cho một con người có khả năng cá nhân, giỏi cũng có mà chịu khó cũng có, cần cù cũng có. Môi trường rất rộng. Nếu chúng ta có lương tâm, làm ăn chân thật thì rất nhiều cơ hội chúng ta dư dả.
XV: Những nhóm hoặc tổ chức nào quý vị tham gia hoặc quý vị luôn đến để nhờ sự trợ giúp ? Có những cá nhân nào trong cộng đồng là người lãnh đạo và hướng dẫn?
There are some groups such as Air Force group, Hoi Cuu Sinh Vien Si Quan Tru Bi Thu Duc with leader is Tran Hong Minh. I still have their contact information.
XV: Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Portland thay đổi như thế nào? Quý vị có lo lắng về thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt?
HL: Tất cả những hội đoàn là dựa vào ngày lễ quốc gia và dân tộc và ngày tưởng nhớ các vị hiền nhân. Đó là cơ hội để họ tụ lại với nhau, nhắc nhở nhau. Trong đó cũng là có yếu tố nữa là giáo dục con cháu mình. Như là hàng năm có Tết Nguyên Đán, Trung Thu hay những ngày kỉ niệm như Cộng Sản chiếm mất nước 30 tháng 4 ngày chúng ta phải bỏ nước ra đi. Đó là những cái cớ để thế hệ cha ông ngồi lại với nhau để ôn chuyện vui buồn và với mục đích nữa là trao lại tinh thần cho những thế hệ kế thừa.
Tháo là lãnh đạo của cộng đồng Việt Nam ở Oregon nhưng trước đây có nhiều người rồi. Danh xưng của nó là đương kim chủ tịch của cộng đồng Việt Nam Oregon.
Hiện giờ có nhiều hội đoàn như quân đội có Không Quân, Hải Quan, Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Trần Hồng Minh là chủ tịch. Chú có thể liên lạc được. Có gì chú cho cháu liên lạc của mấy người đó.
Chú không lo lắng nhưng chú có một lời khuyên. Cho những người già, giới trẻ hoặc đứa trẻ cũng có. Chúng ta hãy sống nhiệt tình và chân thành với cuộc sống của mình. Đi học cũng phải nhiệt tình học, đi làm cũng phải nhiệt tình. Phải dựa trên chữ “chân" thì mới được, chân thành. Mình có nhiệt tình thì ông trời cũng cho thành công thôi.
XV: Hiện tại quý vị và đất nước Việt Nam như thế nào? Quý vị có quay lại thăm không? Quý vị có giữ liên lạc với người thân không?
HL: Chú có người quen ở Việt Nam. Cùng là đi quân đội chớ không phải ai cũng được đi Mỹ. Chú cũng không liên lạc nhiều vì tự nhiên nó cũng phôi phai nhiều. Chú đánh giá là con người Việt Nam, già, trung trung và trẻ giờ biến chất hết. Vì lối giáo dục và lối cai trị dân của cộng sản làm con người ta biến chất hết. Ví dụ cháu về thăm gia đình họ hàng cháu không thể tin họ được. Tại vì cái xã hội làm cho con người ta cuối cùng chỉ có tiền bạc, vật chất, ăn gian nói dối. Thậm chí cháu máng một cái túi có tiền thì có khi nó biến mất. Nó là trong gia đình mình thôi. 27-28 năm rồi chú không về. Chỉ có thằng con lớn của chú về thôi à. Năm 75 nó mới 5-6 tuổi à nó không biết chiến tranh.
XV: Quý vị có bất cứ điều gì chúng tôi chưa hỏi mà quý vị muốn chia sẻ không? Quý vị có bất kỳ kinh nghiệm nào khác mà quý vị muốn được lưu giữ trong dự án ghi lại hồi niệm qua cách truyền miệng hay không?
HL: Lúc nào cháu rảnh thì chú sẽ kể nhiều chuyện hơn. Cái này cháu cứ giữ làm tài liệu. Chúng ta vẫn phải làm sao để triệt tiêu chế độ Cộng Sản càng sớm càng tốt thì tốt hơn cho dân tộc mình. Giờ mình bị Trung Quốc nó làm đủ trò.
Xuannha Truong Vo: Could you start by telling us where and when you were born and giving us a brief overview of your life here in Portland?
Huong Le: This really means a lot to me, after a few times when we could not make it. My name is Huong Van Le. I was born in Ninh Binh province, North Vietnam. My family moved to South Vietnam in 1954. It was a great migration of the people of North Vietnam, more than one million people fleeing communist camps to the south.
XV: What were the circumstances that brought you to Portland?
HL: Most people came here through the HO [Humanitarian Operation] program, and [we] wanted to leave Vietnam as soon as we could. The associations or individuals they received will accept it. It depended on if people had family members sponsor them or not. I asked one of my friends who came to the United States before me who lived in California, and he agreed to settle me in California. At the last minute, my relative who was a priest in the Vatican in Italy asked a priest from Oregon to sponsor me to come here, so I ended up settling down in Portland, Oregon.
XV: Are there organizations, family members, or friends who helped your family establish itself in the United States? Who was your sponsor? Why did you come to the city of Portland specifically?
HL: IRCO [Immigrant and Refugee Community Organization] was an organization that helped us find jobs, provided vocational guidance, and taught English to people who entered the United States in order to integrate them into society. They helped my whole family, they also helped with career guidance and my job. USCC [United States Catholic Conference] had people who helped drive me to school, apply for work papers or go to the hospital. They helped us out a lot. My family is very grateful.
XV: What were your first impressions of Portland?
HL: My first impression was that it was very cold and rainy. We came here in December. One thing that bothered me is that my wife could not stand the cold. She is a small person. Slowly, we [got] used to the cold. This is our new land. The best thing was that we escaped the Communist Vietnamese government, so it was more like heaven here.
XV: Describe the neighborhood in Portland you first settled in. Did you feel isolated or were there other Vietnamese Americans nearby?
HL: I had no idea which state was the best. I just wanted to leave Vietnam as soon as I could. To move to other states, we needed to know the law, pay a lot of fees, and ask for help from others. That is too much. Other people can survive, so I was fine with Portland, Oregon.
I lived in the Northeast area so I was used to it, I did not want to move. I think people move to other cities such as Beaverton for more job opportunities, cheaper housing, and cheaper living costs. That side is more open. I think Chinese help each other out in business really well, but Vietnamese, in my point of view, we are not [in] solidarity. Each individual is very good but we are not one. We need to fix this issue.
I lived in the most American neighborhood. A few blocks away there were more Vietnamese. Around five miles from [Our Lady of] Lavang Church, a lot of Vietnamese lived there. Halsey Street, at that time, many Vietnamese lived there because the USCC brought them there. That area had a lot of apartments. It was good for Vietnamese to be a part of the neighborhood because it was fun and good for our social life.
XV: Was it hard to adjust to life in America? What were some of the challenges you faced?
HL: I was a soldier, a prisoner, and I was fine with anything here. I used to fight in the army and faced death, so I do not mind anything but the language barrier. My family was lucky. USCC rented a three bedroom house for us and it was okay. My only challenge was the language barrier.
XV: What events brought people together in the Vietnamese community? Were there particular places where they gathered? Were there restaurants, shops, or religious institutions that your family particularly frequented? In what ways has the neighborhood changed since then?
HL: We were coming here as Mrs. Phuoc’s son, which means I had no relatives [Translator note: “Phuoc” means blessing]. We followed the American government. The places I joined were charitable organizations of the religions they sponsored, such as the USCC. Paster Cao Dang Minh was the program director. He is still alive but he is not the leader any more. I do not know what he is doing. There are also other organizations like the Catholic groups with their relatives or families.
XV: What kind of work did you do and how did it compare to the work you did in Vietnam?
HL: My family had two people (my wife and I) and two children and came to the United States on 12/12/1991 on a United States flight from Japan to the United States. We left Vietnam on a French flight, then went to Thailand and changed to another plane. I was a prisoner of the old regime in the army after the fall of the southern army. I was imprisoned in the south for the first few years and then they moved me to the north. I left prison in the North in 1981. Young officers like me who went to jail were already miserable and in pain, but it was my wife and children at home who were even more miserable, emotional. When I talk about this now, I can still be very emotional because I remembered those scary and painful memories from decades ago. I will never forget it [crying].
The job they [IRCO] found for us was not always the right job but it was according to the situation of the American factories at that time—like a vegetable company, a bread company, or a train company. Depending on the time and depending on the person in charge who knows which company is recruiting or hiring, they lead us to the application process. Sometimes successful, sometimes unsuccessful.
In the United States, manual labor is due to not having a degree and language barrier, but I went to work when I just came here and was unstable, so I went to work to earn money to support my family. As an HO refugee, each of us got a monthly subsidy of several hundred dollars at that time. There were some people who applied for financial aid to go to school to remove the language barrier and encouraged their children to go to school.
The United States is a social nation where people have super smart brains and a very good system. The tax paid by the people is efficiently used and there are incentive plans for small residents who have to go to school as a kid and go to work as an adult and have good retirement benefits as a senior. Vietnam does not have those. South Vietnam in my time also had that plan. They were learning from the world how to become a capitalist country like Europe, America or Australia, but unfortunately in my opinion the country was unlucky to follow the regime and a different path.
XV: What was it like to raise children in Portland? If they attended Portland Public Schools, was that a positive experience?
HL: Among my three children, my youngest child is the only one who graduated high school and then continued their education. My second child and oldest one just finished ESL [English as a Second Language] and then started working. South Vietnam at my time had similar education programs and economic plans as the United States. My parents' generation is more similar to France. All five members of my family had financial aid to go to school. I took some art classes. I could not continue because my English was not good. We just went to school for a few terms. We also needed to work to build the foundation so my children could continue their education.
In my opinion, America is really good at accepting different people from different countries. That’s good. Discrimination is happening everywhere.
XV: What social and economic issues are most significant in the Vietnamese community, or with refugees more generally? Could city, state, or federal programs do more to address these issues?
HL: According to my point of view, there is a growth of society. The same land where a few people were now has many different people. Including schools, eating, drinking, and markets. As in our family, the children grow up married, then we have more family members. When the number of people increases, society must change.
Until now, I have retired. I like the public transit and services for elderly. Not only serving the elderly but also for people without cars, they can take the bus, the MAX. It is very good. Oregon has a lot of rain and trees and parks are comfortable.
The Vietnamese community is new but very good. The first [reason] is that we have just entered the United States with the political purpose of being refugees from the communists. Including a front that the people must unite against the communists. That is the peculiarity of Vietnam. We come to America not because of economics like other countries—they come because of jobs or dollars. Our people have clear goals.
The reason Vietnamese people opened shops and closed is because the force has not come. The second point is that their idea about business is too simple. It is not that easy. The problem is that the big corporations will eat up small businesses. There are small successful businesses. They must have endurance and time. Living from hand to mouth does not work.
As far as I can see there are associations that rekindle their past activities. As a military couple, civil servants are the main officials of the southern regime. Or friendship of provinces such as Lam Dong, Quang Nam and Da Nang, or schools such as Gia Long, Trung Vuong Female High School, Chu Van An Boys School, Peris Ky, Nguyen Ba Tong. That is the excuse for them to gather. And more in America, it was so boring that people gathered to talk and rely on each other. Moreover, the older I get, I want to review the past more, rediscover the beauty of the past. When they gather, I think it is very encouraging.
XV: What local (Portland-specific) public or political issues are most important to the Vietnamese community?
HL: We want Americans to help us, we must have rights. Americans use their vote. Whatever they want, their representative must please them. We now have a vote. Why not use that? We are also embarrassed, shy, or self-deprecating. That is displaced. We want the government to help us, so we have to use our rights properly so people can respect us, need us, help us. We do not gather, bunched up like Vietnamese got a big ballot, then ask them to help us. We cannot do it now.
In my opinion, this is a country that has many opportunities for a person who has personal ability and good ability but also does hard work. The change is very big. If we have a conscience, honest business, there are many opportunities. We have plenty.
I like the public benefit here. It is not just good for seniors like me. It is also good for people who do not have a car. They can use public transit easily. There are a lot of trees here, which is good.
XV: What groups or organizations do you participate in or rely on? Are there individuals in the community who you look to for leadership and guidance?
HL: There are some groups such as the Air Force group, Hoi Cuu Sinh, Vien Si Quan, Tru Bi Thu Duc, whose leader is Tran Hong Minh. I still have their contact information.
XV: How is the Vietnamese-American community in Portland changing? Do you worry about younger generations of Vietnamese-Americans?
HL: All associations are based on national holidays and the day of the sages. It is an opportunity for us to get together and remind each other. Another factor is educating our children and grandchildren. Like the Lunar New Year, the Mid-Autumn Festival, or anniversaries like when the Communists took over the country on April 30th, the day we had to leave the country. That is the excuse for that generation of us to sit together to review the story of happiness and sadness and with the purpose of returning the spirit to the successors.
Thao is a leader of the Vietnamese community in Oregon, but in the past there were many people. His position is the current chair of the Oregon Vietnamese community.
There are now many associations such as the Army with the Air Force, the Customs, and the Friends of Thu Duc Military Academy and Alumni. Tran Hong Minh is the chairman. He can be contacted. I can give you their contact information.
I am not worried, but I have some advice. For the elderly, young people or children also. Let's live enthusiastically and sincerely with our lives. Go to school enthusiastically and study, and work must also be enthusiastic. It must be based on the word "sincere" in order to be sincere. If you are enthusiastic, you will succeed.
XV: What is your relationship with the country of Vietnam today? Do you go back to visit? Do you stay in touch with relatives?
HL: I have acquaintances in Vietnam. Not all people in the army with me could go to America. I did not contact them much because naturally it also faded much. I think that Vietnamese people, old, middle-aged and young, are now corrupted. Because the way of education and the rule of the Communists make people corrupted. For example, when I visited my family, I could not believe them. Because that society makes people end up with money, it is all about material things, and they lie. Even if you have a purse with money, it might disappear. It is inside the family only. Twenty-seven or twenty-eight years ago I did not come back to Vietnam. Only my oldest son went back. In 1975 he was only five or six years old and he did not know about the war.
XV: Is there anything we have not asked about that you would like to discuss? Do you have any additional experiences that you would like to be preserved in these oral histories?
HL: Whenever I have free time, I will tell more stories. You can keep this as a document. We still have to do our best to eliminate the Communist regime as soon as possible for our people. Now China is causing a lot of problems in Vietnam.