Nhu Le: Quý vị có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách kể cho tôi nghe quý vi sinh ở đâu và khi nào? Cho tôi biết cuộc sống chung của quý vị tại Portland?
Tuân Lê: Bác là người Việt Nam được sinh ở Gia Định, thành phố hồi xưa. Còn bây giờ đổi tên là gì đó thì bác không biết. Vợ chồng ở đó và qua Mỹ vào năm 1975. Di tản vào những ngày cuối của cuộc chiến. Khi di tản thì có hai đứa con và khi qua đây khi mà cuộc sống ổn định rồi thì sinh thêm một đứa con gái sau này. Sinh ở bên đây thì nó có quốc tịch Mỹ, khỏi cần thi mắc cong.
Gia đình bác đã sống ở đây và không có đi đâu. Nếu mà nói giỡn chơi thì số sườn, số máy như cũ. Không có gì thay đổi hết. Từ năm 1977, bác ở đây luôn cho đến bây giờ. Cùng một chỗ. Địa chỉ, số điện thoại, tất cả đều không có thay đổi.
NL: Hoàn cảnh nào đã mang quý vị tới Portland?
TL: Có thể nói đúng là khi di tản đến xứ Mỹ là mình ở trong giai đoạn thoát hiểm, mưu sinh. Survival thôi. Nhưng mà khi mình đã ăn no, khoẻ ở trong người rồi thì nó có những nhu cầu khác về tinh thần và nếu mình không có bạn bè thì nó buồn lẻ lắm. Thành ra phải đi tìm chỗ nào có Cộng Đồng Việt Nam của mình. Mà nếu có được những người bạn thân thì tốt, thì lúc đó bác có mấy người bạn rất thân. Họ ở Portland này. Thành ra sau khi quyết định thì Bác di tản lần thứ nhì về đây.
NL: Có những tổ chức, người thân trong gia đình, hay bạn bè nào đã giúp đỡ quý vị xây dựng mái ấm tại Mỹ không? Người bảo lãnh quý vị là ai? Tại sao quý vị đến và sống tại thành phố Portland này mà không phải thành phố khác?
TL: Thì như con biết là khi trong trại tị nạn thì họ đã giúp rồi nhưng mà trong trại tị nạn thì không có nói được. Nhưng mà trong đó thì có những hội thiện nguyện của Người Mỹ. Họ tìm người để bảo trợ. Thì có nhiều lắm như Hội của Tin Lành, Thiên Chúa, đủ thứ hết. Và gia đình của bác may mắn được là nhờ một cái hội gọi là Citizen Foundation ở Syracuse và sự quen biết của một người Mỹ mà gia đình bác đã quen biết từ hồi ở Việt Nam thì anh đó về Syracuse. Ành đi học trong trường đại học Syracuse, ảnh mới liên lạc với hội đó và giới thiệu và họ bằng lòng bảo trợ.
NL:. Ấn tượng đầu tiên của quý vị về Portland là gì?
TL: Ấn tượng đầu tiên bác rất là thích là khí hậu. Nó vừa phải tại đang ở cái xứ nóng là Việt Nam. Qua một cái xứ ôn hoà Pennsylvania ở trong trại xong rồi qua tớ Syracuse thì nó lạnh quá. Lạnh không thể tưởng tượng được. Bác có thể nói, nếu bác ở đây rồi con biết. Lạnh mùa đông từ tháng 11 cho đến tháng 3, tháng 4. Nó lạnh tới mức ở trước nhà lúc nào nó cũng có những thạch nhủ. Nó rớt xuống như vậy đó. Qua đây thì nó ấm áp. Thứ nhất có mưa nữa. Khoẻ ơi là khoẻ. Mà có được một cái là bác thích mưa.
NL: Xin quý vị miêu tả khu dân cư của quý vị tại Portland khi quý vị mới bước chân tới đây. Quý vị có cảm thấy bị cô lập hoặc quý vị có thấy người Mỹ gốc Việt nào ở gần đây không?
TL: Cái này cũng hay. Hồi 75 khi bắt đầu người Việt đến xứ Mỹ này ở các nơi. Thì nói đúng hơn ở Oregon này họ không nhận người tị nạn và có sự tranh đấu của chính quyền trung ương, của ông tổng thống Ford với lại những người khác. Lúc đó bác nhớ những người bạn qua đây trước năm 75, họ nói cái khẩu hiệu của Portland “Đây là một xứ du lịch. Quý vị có thể đến đây vui chơi và rời đi. Không có ở lại.” Cũng là một cái xứ của mấy người về hưu nhiều hơn nhưng mà sau sự tranh đấu dai dẳng của chính quyền can thiệp thành ra mới có một số người được đưa đến đây.
Tới năm 77 khi gia đình của bác đến đây, thì hầu như tất cả mọi người họ tập trung vào một khu là khu Halsey. Khu Halsey hầu như Việt Nam đa số ở đó. Tức là tiền nhà cũng rẻ, gần gũi với nhau, rồi cũng vui vẻ. Thì có một người bạn họ ở đầu đường Clackamas đây nè, đó là kéo rủ những người Việt mua nhà. Lúc đó nó có những cái hiệp hội, của những cái realtor của Mỹ. Họ cũng muốn thành lập một cái khu gia đình Việt Nam không. Một cái làng Việt Nam. Nhưng mà không ai chịu với nhau nhiều quá, ở đông quá. Ở xa thì nhớ, mà ở gần thì gây lộn. Người Việt được cái “hay” ở chỗ đó. Thành ra không có thành được.
Cuối cùng, tuỳ theo mảng. Lúc đó bác nhớ Ông Phan là nhà đầu tiên, bác là người thứ nhì đến khu Clackamas này. Nó cũng là một sự tình cờ thôi. Qua đây cũng cỡ một tháng thì ngồi ở nhà người bạn coi báo, thì thấy nhà này cho thuê. Lúc đó nhà này 3 phòng ngủ thì hai vợ chồng, hai đứa con đủ rồi. Thì tới đây hỏi thuê liền. Gặp ông chủ nhà rất là tử tế, người gốc Canada. Nói chuyện thì không có gì trở ngại hết nhưng mà đừng có nuôi thú vật. Ổng hỏi “Có thú vật không?” thì bác trả lời là “Ở đây có người chứ không có thú vật.”
Thành ra ở đây cũng vui. Thì ở đây nếu nói về hàng xóm, thì tuyệt vời. Không biết ở nơi khác như thế nào nhưng mà ở trong khu này bác có thể nói như là mình lạc vào một chỗ mà được sư giúp đỡ tùm lum hết. Tất cả người Mỹ đều đến giúp hai bác lúc đó. Nhà kế bên là một người lính của Không Quân, nhà kế bên là người lính Thuỷ Quân Lục Chiến, ở phía trước là người lính nữa. Mà khi nói đến sau này nói chuyện lại thì họ cho biết là thế này. Khi nghe tin Người Việt về đây thuê nhà thì họ sợ lắm. Họ chỉ nghe nói người trong cái xứ chiến tranh là họ dữ dội lắm, họ hung ác đủ thứ. Thành ra họ e ngại nhưng khi gia đình bác về đây thì bác đã nói bà xã là “Mình phải làm sao để ở chỗ này cho yên. Bằng cách chăm sóc vườn cỏ này kia.” Bác biết là người Mỹ họ rất là chăm sóc cây cỏ chung quanh nhà. Bông hoa, cắt cỏ, làm sân cửa giữ sạch sẽ này kia.
Ở một thời gian, mình cũng học được cách giao tế của người Mỹ. Khu nào mới, thì những cái nhà cũ họ ưa làm bánh trái họ đem tới mời mình chẳng hạn. Nhưng mà thấy Việt Nam tới thì họ không làm. Mình làm ngược lại. Ví dụ bác gái làm chả giò hay gì đó đem qua mời hàng xóm. Thành ra cuối cùng họ xúm lại họ giúp gia đình của bác rất là nhiều. Họ làm hết, hầu như mọi việc trong nhà. Đến nổi sau này cây cỏ là họ qua họ làm dùm mình luôn. Sau này khi mà biết rồi thì rất tốt.
NL:Quý vị có thấy khó khăn để hội nhập với cuộc sống ở đây không? Một số thách thức quý vị gặp phải là gì?
TL: Thực sư theo bác thấy, cuộc sống ở Mỹ nó thoải mái hơn Việt Nam nhiều. Không có gì phải hội nhập hết. Phải nói là trước đó may mắn hai bác ở Việt Nam là đã biết Tiếng Mỹ rồi. Qua đây mình không có bị bất đồng về ngôn ngữ quá nhiều. Thành ra sống rất là hoà thuận và mình theo tập tục của người Mỹ. Có những cái người Mỹ họ hiểu lầm mình. Lúc đó nếu con nhớ lại thì cái ông Joe Biden bây giờ đó, ổng đã nói là “Không cho người Việt tị nạn vào xứ Mỹ tại vì những người này họ không biết sử dụng máy giặt, máy sấy.” Nhưng họ không biết rằng ở Việt Nam đã có rồi. Mà lúc đó bác làm ở trong căn cứ của Mỹ, ở bên Việt Nam là nó có những máy còn tối tân hơn. Qua đây có những người chưa bao giờ biết hoặc thấy luôn. Nhưng những người ở trên thì họ cứ tuyên truyền bậy ra.
Thành ra cá nhân của bác thì hội nhập cuộc sống ở đây rất là dễ dàng, không có gì hết. Ăn uống ở đâu cũng được nhưng chỉ có cái mình tìm ở đâu có nước mắm là được rồi. Lúc bác mới qua đây, ăn uống thì người Mỹ họ rất là hoang phí theo bác thấy. Một con cá họ chỉ ăn miếng cá hai bên thôi, còn lại họ vứt thùng rác. Còn lúc đó muốn hầm xương hay gì đó, đi chợ không có mà mình vào bếp hỏi thì họ cho mình. Cho không lấy tiền. Xương heo, bò hoặc là gà. Nếu mà hỏi bình thường thì không có tại vì nó đẩy qua dàng thực phẩm cho chó, mèo. Nhưng mà lúc đó bác nói là, “Tôi cần để hầm nước súp.” Thì một bữa họ nói hẹn, “Ngày mai ông tới, tôi sẽ cho.” Nó đưa té ngửa luôn, cho một bịch. Một con gà nó xẻ, nó cắt từ cái cổ xuống tới phao câu còn y nguyên vậy luôn. Còn những cái khác như muốn nấu bún bò chẳng hạn, muốn mua chân heo không có. Chỉ có một chợ bác nhớ là ở đường Fremont, thì họ có bán. Về ẩm thực là hoàn toàn sướng.
NL: Có những người Việt qua đây sinh sống thì nói nước Mỹ buồn quá. Bác nghĩ như thế nào?
TL: Cái điều bác thấy như thế này, nếu mà nói buồn hay không là ăn thua mình. Mà phần đông bác thấy buồn là những người độc thân. Thời đó đi có rất nhiều người độc thân. Lính tráng có gia đình nhưng mà đang ở giữa cuộc chiến thì họ phải đi hành quân rồi lên tàu đi tuốt luôn. Nên thành ra bỏ lại gia đình thì những người đó có thể họ sẽ buồn. Nhưng bác may mắn là có hai vợ chồng, hai đứa con đều qua đây. Mình sống trong gia đình của mình thì nó không có gì buồn hết. Chuyên vui hay buồn thì theo bác, nó tùy theo tâm lý của mình thôi. Cái này nó không chỉ riêng cuộc sống hồi đó, mà cuộc sống bây giờ cũng vậy nữa. Bác cho con một ví dụ thế này, bác đi làm ở hãng Tektronix 26 năm xong bác retire. Tính thời gian bác retire tới bây giờ là được 17 năm rồi. Khi bác retire như vậy, những người bạn còn lại của bác họ cũng muốn retire xong họ nói, “Retire sao buồn quá, không có việc gì làm hết.” Rồi họ hỏi bác, “Anh nghĩ sao?” Bác mới trả lời là, “Nếu tôi biết retire như vậy thì tôi retire trước 5-7 năm rồi.” Mình không đi làm, ở nhà chơi vui vẻ, có cái chi đâu mà buồn. Nhưng thực sự họ không dám retire sớm là do bảo hiểm sức khoẻ. Nếu mà con trẻ quá thì con phải mua bảo hiểm sức khoẻ, nó rất là mắc. Bác thì có một cái là bác có một bà vợ, bã đảm đang. Bã đi làm nên bã mua bảo hiểm cho bác. Thành ra sau khi đứa con Út của bác nó xong 4 năm đại học rồi là bác nói, “Xong. Tôi bay giờ là tôi chỉ vui chơi tháng ngày thôi.”
Ở nhà mình tạo ra công việc làm cho mình để mình vui. Trồng bông, trồng hoa, làm computer, có thể nói là thích gì thì làm đó. Mình không bị ai làm chủ mình hết, tự mình làm chủ. Muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ, muốn làm gì làm. Còn cái gì mà buồn nữa? Chỉ là không có thời gian. Nếu mà bác nói thật sự, nhiều khi làm không kịp nữa.
NL: Quý vị có biết những sự kiện nào đã mang người Việt đến gần với nhau không? Quý vị có biết cụ thể những nơi nào mà người Việt hay tập hợp không? Có nhà hàng, cửa hàng, hoặc các tổ chức tôn giáo nào mà gia đình quý vị đặc biệt thường xuyên đến không? Quý vị biết bằng cách nào mà khu phố của quý vị thay đổi không?
TL: Thứ nhất nói về thời năm 1977 hoặc 1978 thì tất cả ở đây đều có một nhà thờ, nhà thờ của Cha Minh. Công nhận Cha Minh theo công tâm của bác thì ông ấy rất là tốt, giúp đỡ cho những người tị nạn ở đây. Bất cứ những chuyện gì đều gọi cho ông Cha Minh hết. Nghĩa là từ giải quyết nhà ở, ăn uống, đụng chạm với chính quyền hoặc là gì là Cha Minh hết. Sau này vì lý do ông ấy rời đi, không có ở đây nữa thì rất là tiếc.
Bác là người thuộc Phật Giáo, nói đúng là đạo thờ ông bà chứ không phải là Phật Giáo. Lúc đó nó không có Chùa nào ở đây hết. Thì có những người cư sĩ, tu tại gia họ mở cái nhà để bàn thờ này kia rồi tụ tập ở đó. Gặp nhau, đọc kinh với nhau để nhớ lại thì lúc đó có cái chỗ nằm ở khu North, lúc đó tới là một cái nhà thôi. Vô đó thì ông cư sĩ làm ở đó rồi phát triển riết rồi lớn hùng tiền, hùng hạp nhau để cho mượn vay không lấy lời. Thành ra mới mở ra Chùa lớn, là Chùa Nam Quang bay giờ đó. Hồi xưa nó chỉ là một cái nhà nhỏ thôi. Làm theo kiểu Việt Nam mình mà, tài sản không biết của ai đứng tên hết. Có những tình trạng mình không làm theo kiểu của Mỹ nên nó rắc rối. Giống giờ ở bên Cali, có những Chùa không biết ai làm chủ nữa. Ông sư trụ trì, ổng chỉ là người tới đó thôi còn tài sản chung quanh đâu phải của ổng. Nhưng mà lúc đó mình không có cần nghĩ tới chuyện đó, chỉ cần một chỗ để tụ tập với nhau. Đó là một trong những Chùa đầu tiên mà bác biết. Còn bên Công Giáo thì con biết rồi; nhà thờ La Vang. Bay giờ làm lớn quá trời rồi đó.
Chợ búa thì ngoài cái chợ mà bác nói lúc nãy là có Chợ của Hùng Mekong. Sau này tới hồi có nhiều người vượt biên qua, thì lúc đó ở đường Sandy mở một chợ gọi là chợ Trùng Dương của anh Thu. Mở chợ Trùng Dương nhỏ thôi, chợ Việt Nam. Còn chợ của ông bà Lương Nghị ở Tillamook thì khác. Chỉ có hai ba cái như vậy thôi nhưng mà cần cù làm ăn. Con thấy bay giờ tiệm của Trùng Dương nó lớn là chợ Pacific. Từ hai bàn tay trắng, tức là lấy công làm lời. Hai cha con; ông Thu với con ông ấy chạy xe Van của một người bạn cho mượn xuống dưới Cali để chở đồ, chở về mà cũng là bạn bè quen biết ở trong Hải Quân. Đem về bán xong lấy tiền trả. Từ đây đi xuống dưới Los Angeles là chạy ít nhất 20 tiếng đồng hồ mà chạy xuống dưới đó chất đồ xong rồi chạy về. Một tuần có thể đi hai chuyến đến ba chuyến. Những nơi tụ hợp như vậy.
Dần già về những nhu cầu văn hoá mới mở những trường như Việt Ngữ Văn Lang là do anh Tuấn. Biệt danh gọi là “Tuấn Vẹo” có một bà vợ tên là chị Mai cùng làm chung với bác trong Tektronix. Thì Tuấn cũng là gốc Hải Quân. Từ miền Đông qua, họ có tâm để mở ra một lớp Văn Lang. Đến bây giờ thì rất có tiếng.
NL: Quý vị đã làm công việc gì và quý vị có thể so sánh công việc đó với công việc quý vị đã làm ở Việt Nam nó giống và khác nhau như thế nào?
TLi: Nó khác hoàn toàn. Một cái là công việc của Quân Đội, còn một cái là công việc của tư nhân. Tức là trong Quân Đội, mình chỉ làm theo lệnh. Đúng hoặc sai thì không biết, làm trước rồi khiếu nại sau. Đó là khẩu hiệu trong Quân Đội. Còn ở đây là khác, mình làm cho nhân sự. Thành ra những nghề nào mình thích thì mình làm. Những người khác thì bác không biết, nhưng đối với cá nhân của bác thì bác làm 26 năm trong hãng Tektronix là bác có 28 managers khác nhau. Chỗ này thích thì làm, không thích thì chạy qua chỗ khác. Quan trọng là có khả năng để làm hoặc không thôi. Hãng Tektronix, một năm cực thịnh của nó là vào năm 1982-1983. Một hãng khoảng 30 ngàn nhân viên mà đến khi bác nghỉ là còn 4 ngàn thôi. Nghĩa là sa thải bớt đi rồi đủ thứ. Riêng mình thì phải có khả năng gì đó thì nó mới giữ mình đến giờ chót.
NL: Quý vị nuôi dạy con ở Portland như thế nào? Nếu con của quý vị học trường công Portland, quý vị thấy nó tốt không? Quý vị thấy nó có sự có khó khăn gì không? Có những người nói bên Mỹ khó dạy con hơn là bên Việt Nam, vì bên đây đứa trẻ không chịu nghe lời dạy dỗ thì bác nghĩ vậy không?
TL: Nếu mà nói khó thì để bác nói như thế này mà bác nghĩ chỉ có Việt Nam mình làm nổi thôi, không có ở đâu làm nổi hết. Hai vợ chồng đi làm hết, hai đứa con thì lúc đó chưa có chị Tri mà hai đứa con lúc đó còn nhỏ xíu. Lớn lên thì mình đưa đi học, thằng Tuấn là đưa đi Kindergarten còn cô kia thì đưa đi preschool. Mà bác mới qua là bác phải đi học nữa, vừa đi làm vừa đi học. Hai vợ chồng đi làm; một người ca sáng, một người ca chiều để có thể có thời gian một người chăm sóc buổi chiều còn buổi sáng có một người ở nhà để coi mấy đứa nhỏ. Thành ra sáng chương trình của bác mỗi ngày của bác lúc mới qua đây năm đầu: 5h giờ sáng là bác phải thức dậy rồi sửa soạn cho hai đứa nhỏ xong đứa lớn là Tuấn đi học trường _____ còn Thư là gửi đi nhà trẻ ở gốc đường Cully với 57th. Xong là chở bà xã đi làm ở ngân hàng ở dưới phố. Cho nên lúc đó cũng kiếm việc gì đi làm cho nó sớm chút, 6h là đi làm rồi. Thì lúc đó bác đi vào trường học, gọi là Western Union Pacific. Từ 7h học cho đến 12h hoặc 1h trưa ra trường. Chạy một mạch lên tới Tektronix đi làm đến 12h khuya ra khỏi đó. Thế mà bữa nào có làm overtime là đâu có bỏ được, tiền không mà. Ở đó làm thêm tới khoảng 1h, về tới nhà ngủ được 4-5 tiếng. Sáng hôm sau làm trở lại y chan như vậy. Con tưởng tượng thử coi một năm con làm như vậy là nó “vui” cỡ nào không? Nhưng mà mình chịu được hết.
Bác có một phần là nó hơi mệt thôi nhưng bác gái mới là mệt. Buổi sáng dẫn con Thư tới gửi nhà trẻ; bữa nào nó vui thì nó vào nhà trẻ, còn bữa nào nó không vui thì nó ôm chân mẹ của nó khóc. “Con không muốn đi đâu hết, con muốn ở với mẹ.” Trời ơi mình đi làm mà nó vậy. Thế là phải dỗ nó, đưa nó vào. Vừa đi làm, vừa khóc. Tâm trạng của một người mẹ, phụ nữ nó khác với một người đàn ông. Bác có thể kiên cường cho qua được. Tới khi sinh con Tri, bác phải làm buổi chiều để ban ngày giữ nó. Chứ ai giữ nó bay giờ. Nội ngoại có nhiêu đó, không có ai hết. Mà giữ trẻ không phải như bay giờ là nhiều người giữ trẻ lắm. Thành ra lúc đó cũng may là có bác Phan, bác Tường, rồi chú thím Báo ở chung quanh. Nếu mà tụi nhỏ ở nhà, thì cửa mở mà. Nó cứ tới nó coi dùm mấy đứa nhỏ thôi à. Con Thư thì đem qua gửi cho mấy người lớn mấy tiếng. Mà lúc đó coi dùm xong không có trả tiền gì đâu, cùng lắm thì mình mua quà gửi. Còn như bác Tường hay bác Phan thì giữ dùm mà còn phải nuôi nữa. Nó bỏ tiền túi ra chứ đâu phải như giữ trẻ mà trả tiền đâu.
Nó cực lắm nhưng mà chịu được hết. Phải sống, không làm cũng không được. Muốn bệnh cũng không dám bệnh nữa.
Bác không nghĩ là bên Mỹ khó dạy con hơn. Ăn thua mình giáo dục. Giáo dục bên Việt Nam nó khác hơn bên này. Thời mà bác còn ở Việt Nam, ở trong gia đình như trong trại lính vậy. Cha mẹ nói gì là làm nấy, không có thắc mắc khiếu nại gì hết. Qua đây thì nó có thắc mắc khiếu nại. Biểu nó làm cái này thì nó cãi lại, còn nó không muốn làm thì đôi khi nó có cái lý của nó. Mình không có đàn áp như kiểu ở bên Việt Nam. Ở bên Việt Nam ông già mà biểu không làm là ổng sán cho bạt tay, uýnh luôn chứ không giỡn mặt. Ở đây thì phải dỗ dành, cách nghĩa. Mà giáo dục ở đây nó học khác. Vào trường cô giáo dạy khác, mình về nhà mình nói với nó; hai cái nói hơi khác. Nhưng mà bác cũng may mắn là mấy đứa con của bác nó rất là sòng phẳng. Bác nói một chuyện như thế này thôi, con Thư với thằng Tuấn đi học ở trường; người ta nói là ai có income thấp, thì được ăn trưa với ăn sáng free. Bác đi làm, bác gái đi làm thì income nó không cao nhưng nó cũng được trung bình. Khi mà con Thư nó đi học nghe người khác nói, nó đi về thì bác nói “Con apply đi.” Con Thư nó nói với bác, “Con thấy nhà mình đủ ăn rồi. Tại sao phải xin? Để lunch free đó cho mấy người nghèo.” Nhỏ mà nó đã nói như vậy rồi. Lúc đó bác nghĩ nếu được thì mình khỏi tốn tiền, cũng hơi bực mình nhưng mà suy nghĩ thì nó nói đúng. Mình chấp nhận như vậy.
Bác có thể tự hào là từ khi bước chân tới xứ Mỹ tới bay giờ, không ăn welfare một ngày nào. Tự lực mình làm hết, tiền mình làm ra. Thành ra không có gì phải buồn phiền nhưng mà cách giáo dục nó khác hẳn. Lớn lên thì nó khác nữa; như hai bác là theo phe Cộng Hoà còn ba đứa con là theo Dân Chủ hết. Nhưng mà chuyện đó thì ở đâu, về nhà thì không có xung khắc.
NL: Những vấn đề kinh tế và xã hội nào đáng chú ý nhất trong cộng đồng người Việt, hay với người tị nạn nói chung? Các chương trình của thành phố, tiểu bang hoặc liên bang có thể giúp nhiều cho các vấn đề này không?
TL: Rất nhiều vấn đề nhưng mà không giải quyết được. Tại nếu mà nói đúng theo kiểu Mỹ đó; người ta Born To Fight, Born To Die, vậy đó thì người Việt mình là Born To Divide. Thành ra không có làm được gì chung hết. Bác làm biết bao nhiêu hội đoàn, nhiều lắm mà cuối cùng không thành công. Khi mà nó hơi vương lên chút xíu là có người khác vào làm. Thật sự là như vậy, họ làm thì không làm nhưng phê bình thì rất là hay. Bác đã làm chuyện Cộng Đồng nhiều từ bên Syracuse qua đây, nội một chuyện này thôi là khi qua những buổi hộp thì những người tị nạn qua đây là vì mình mất nước mình mới qua đây. Thì lúc đó có một cái nhóm khác phản chiến họ nói, “Nước còn ở đó, đâu mà mất. Tại sao nói mất nước?” Bác từ hồi ở Syracuse, bác suy nghĩ hoài để làm sao bát bỏ những luận điệu đó mà không được, không biết. Cho đến tình cờ một ngày khi qua đây, thì ở trong nhà thờ có một buổi thuyết trình thì bác ngồi có hai ông từ Seattle cũng ngồi kế bên bác, bác ngồi với một người bạn nữa. Người thuyết trình người ta hỏi “Từ ngày mất nước chúng ta qua đây làm chi?” Hai ten ngồi ở dưới nói ngênh ngang, “Nước còn ở đó, đâu mà mất?” Tự nhiên nói mất nước, trời ơi bực mình quá.” Bác quay qua bác dòm thấy, không nói gì hết nhưng mà nghĩ được cách rồi. Thì bác thấy hai anh đó cầm mắt kính mát, bác mới thò tay bác giựt.
Anh đó mới nói, “Ông làm gì mà ông lấy?”
Bác mới hỏi ngược lại, “Cái kính mát này của anh hay của tôi?”
Anh ta trả lời, “Của tôi.”
Bác mới hỏi nữa là, “Giờ anh chắc không? Anh còn hay mất? Nói tôi nghe coi.”
Đại khái là như vậy nên nó có những việc lấn cấn giữa Cộng Đồng Người Việt. Thành ra làm nhỏ thì được, mà làm lớn không được. Ngay với bác, bác làm trong hãng Tektronix thì mình làm giỏi, làm siêng nó sẽ cho mình làm lead. Mình làm lead rồi mình nói với những người Việt Nam không ai chịu nghe. Nói ra là cự này kia, đủ thứ hết. Đưa một người Mỹ hay Mễ lên, dù nó làm dở ẹt thì cũng không ai dám cự nự. Nó ngược vậy đó. Vào trong buổi họp, người ta thuyết trình xong hỏi “Có ai ý kiến gì không?” Ngồi im re. Ra khỏi cửa là “Thằng này dở ẹt. Nó nói dở, đáng lẽ phải làm vậy, làm vầy.” Bác mới nói, “Tại sao lúc nãy ở trong phòng họp không chịu nói? Mà mới ra khỏi cửa là nói tùm lum tè le hết vậy?” Cái đó là tinh thần của người Việt, bác cũng không hiểu nổi họ muốn cái gì nữa.
Tương lai là tụi con có sự giáo dục của người Mỹ thì làm để đi lên. Đã có một sáng kiến để họp và nói chuyện đàng hoàng nhưng vẫn có chia rẻ. Không làm sao khác hơn được.
NL: Những vấn đề của xã hội (cụ thể ở Portland) hoặc vấn đề về chính trị địa phương nào mà quý vị thấy là quan trọng nhất đối với cộng đồng người Việt? Cộng Đồng Việt Nam tại Oregon thay đổi như thế nào? Quý có lo lắng cho giới trẻ sau này không?
TL: Đối với bác ở đây, chính trị nó rất là rõ ràng. Nó có hai khuynh hướng: Cộng Hòa và Dân Chủ. Chỉ có vậy thôi. Hồn ai nấy giữ. Người nào theo phần nào thì họ theo phần đó thôi nhưng mà có những cuộc tranh cãi chút chút thôi chứ không có đến nỗi dữ dội.
Tại vì người Việt của mình có hai cái điều nói rằng là trong một buổi họp mặt với nhau, thì nên tránh chính trị và tôn giáo. Khi anh đã không đồng ý, thì giờ có nói gì cũng không đồng ý. Còn nếu mà đã đồng ý thì cái gì cũng đồng ý hết. Thành ra muốn cuộc họp vui vẻ và hòa bình thì đừng nói những điều đó. Chỉ có vậy thôi nên bác thấy cũng không đụng chạm gì. Mạnh ai theo đường lối của mình. Theo bác, khi nói chuyện mà họ không có đồng ý thì bác lách ra.
Cộng Đồng Việt Nam thay đổi nhiều. Bay giờ bác rất mừng là có những người trẻ, họ chịu tham gia vào làm việc. Tuy rằng kết quả bác thấy không nhiều nhưng mà có còn hơn không. Ví dụ như Cộng Đồng Việt Nam mình nó có từ năm 1980 mấy tới giờ. Càng ngày số hội viên càng đông. Nhưng mà con thấy một Cộng Đồng như vậy mà không có một chỗ để hộp nữa. Thời mà bác làm năm 2003 - 2004, lúc đó có một nhóm mà bác tham gia nhiều nhất lúc đó là của Bác Ái. Thì làm có đường lối rõ ràng, tính làm đủ thứ. Bác mua sách, báo này kia tính làm một thư viện riêng và có một người đã cho một căn phòng rồi làm thêm xe hoa, lấy tiền lời. Thì là cái quỷ, lúc đó cô Phương thì mình làm là mình phải có giấy tờ đàng hoàng. Tiền là cô ấy đem tới nhà bank đàng hoàng chứ không phải là ghi sổ rồi không có chứng minh. Thì cuối cùng cứ mỗi lần hai năm làm một lần là bầu lại người khác. Bác nhớ đâu đó gần $20k, thì lúc đó có người muốn nhảy ra tranh chức. Lúc đó đã có xe hoa rồi là giành giật, chửi bới, tranh đấu rồi đủ thứ hết. Ái mới nói, “Thôi, không làm nữa.” Không làm thì thôi nhưng mà bác không bằng lòng ở Ái một điểm là tiền bạc, công sức mình làm ra tự nhiên ở đâu mà mấy ông kia nhào vô lấy tiền xài, mình không làm gì hết. Giờ phân tán tiền ra nhưng mà phải làm cho hợp pháp.
Đến hồi bàn giao cho ban mới là còn mấy chục đồng bạc. Thành ra bây giờ bác thấy có tâm huyết nhưng mà không đường lối. Cũng không có cách làm việc để gây quỹ hay làm gì hết. Nói chung nó khó lắm. Bay giờ bác lớn tuổi rồi nhưng mà mình đứng mình nhìn lại thì có tiến triển, có số người tham gia làm việc nhưng không có hoạch định rõ ràng để cho Cộng Đồng mạnh lên.
Bác không lo lắng cho giới trẻ tại vì theo bác thấy gốc Việt hoặc gốc nào cũng vậy, đều là người Mỹ hết. Thành ra cái chính là xây dựng xã hội Mỹ, chứ không phải là ngồi ở đây để nói, “Tôi lo cho chín chục triệu người ở bên Việt Nam.” Bên nước con cá nó chết ở Quảng Trị hay sao đó là bên này không chịu. Giờ bác nói cho con một chuyện, như ở bên Việt Nam nhà cháy là bên Cali quyên góp tiền gửi về, rồi ở đây bên Úc cháy rừng cũng quyên tiền. Còn ở Mỹ gần đây có trận tornado, có ai chịu lên tiếng không? Quyên tiền đi, giúp người Mỹ đi. Trong khi mình là người Mỹ mà giúp Việt Nam, Úc, ở đâu không. Hồng Kông biểu tình tội nghiệp quá trời. Điều đó bác thấy nó bậy hết sức nhưng bác không có lo ngại tại vì lớp trẻ của tụi con lớn lên là tụi con sống theo Mỹ và gia nhập vào dòng chính của Mỹ. Điều đó là bác vui nhất, tuy rằng có người dở người giỏi nhưng mà thật sự bây giờ phải lo về nước Mỹ. Nên bác không có hy vọng về mấy người già, mấy người khác đi chỗ khác chơi.
NL: Hiện tại quý vị và đất nước Việt Nam như thế nào? Quý vị có quay lại thăm không? Quý vị có giữ liên lạc với người thân không?
TL: Bác thấy Việt Nam bây giờ khó nói lắm. Là tại vì họ đã bị kèm kẹp quá rồi và hệ thống của đảng cộng sản tuy rằng không còn là cộng sản nữa nhưng mà tầng lớp ở trên nó bị kẹt cứng rồi. Không thể nào bỏ những cái của ngày trước vì nếu bỏ rồi thì làm trả lời những câu hỏi của những lớp sau này? Chuyện xảy ra như thế nào? Chuyện đó là quá lớn. Những người nào mà có tâm huyết thì ở Việt Nam làm được chứ ở đây không làm được gì cả. Bác thấy rõ ràng là như vậy nhưng mà có một nghịch lý là ở trong nước chống cộng, ở tù một năm rồi qua Mỹ ở. Người Việt Nam thì ngu si về bên đó chống cộng, bắt nhốt tù 10 năm. Thật sự bác nói là bác bi quan về vụ đó nhưng đúng ra bác không có tài kinh ban tái thế để thay đổi. Nhưng bác thấy cái cuộc diện Việt Nam không biết bao giờ - bao nhiêu cơ hội xảy ra, người ta nói như Mùa Xuân Ả Rập; đảo chánh làm lên, lật đổ này kia, v.vv. Nhất là thời bay giờ thời đại là Internet, hầu như ai cũng biết. Hầu như bây giờ người ta chay hết rồi, thờ ơ về cuộc sống. Ở trên lâu lâu tổ chức ra giải bóng đá rồi đứng reo hò chơi cho vui vậy thôi. Ngoài ra không ai dám chống đối lại chính quyền, khổ lắm.
NL: Quý vị có bất cứ điều gì chúng tôi chưa hỏi mà quý vị muốn chia sẻ không? Quý vị có bất kỳ kinh nghiệm nào khác mà quý vị muốn được lưu giữ trong dự án ghi lại hồi niệm qua cách truyền miệng hay không
TL: Thật ra là nhiều cái lắm nhưng mà đời sống bay giờ phải dựa vào tụi trẻ thôi. Còn lớp tuổi như của bác thì nó chỉ là dĩ vãng thôi. Nếu cần hỏi về kinh nghiệm đời sống trước 1975, về chống cộng này kia thì con có thể lấy ý kiến thôi. Còn bác nói thiệt, đừng nghe lời. Không làm gì được đâu.
Nhu Le: Could you start by telling us where and when you were born and giving us a brief overview of your life here in Portland?
Tuân Lê: I am a Vietnamese individual who was born in Gia Dinh, the old name of a city back in Vietnam. Now they have changed the name, although I do not know what it is. My family stayed there and left for the United States in 1975 and evacuated in the final days of the Vietnam War. When we evacuated, we had two children. When we arrived here, when life was stable enough, my wife gave birth to another daughter later on. Our child was raised here—she has an American nationality, so taking a citizen exam was not necessary.
My family lived here in Portland and did not move anywhere else since. If I say it as a joke then, “The number of ribs and the number of machines are the same.” Nothing has changed since 1977. Same place—addresses, phone numbers, all without change.
NL: What were the circumstances that brought you to Portland?
TL: It can be said that when we evacuated to the United States we were in an emergency condition. Survival was the only word we could think of. When we were satisfied and healthy, we began to have other mental needs and if I did not have friends for comfort, it would be very sad. For that reason, I had to find a place for my own needs in the Vietnamese community. At the time I had some very close friends who settled in Portland. After deciding, my family and I relocated for the second time here.
NL: Are there organizations, family members, or friends who helped your family establish itself in the United States? Who was your sponsor? Why did you come to the city of Portland specifically?
TL: Well as you know, when we were in the refugee camp they assisted us, but that would not count. That is their responsibility, obviously. In the camp, there were American volunteer organizations available where they reached out for people to sponsor the refugees such as the Gospel Society, the Catholics, all sorts of things.
My family was lucky enough to be able to come to an organization called the Citizen Foundation in Syracuse and the acquaintance was an American who my family had known since back in Vietnam when he returned to Syracuse. He went to school at Syracuse University, he just contacted the organization and he was willing to sponsor.
NL: What were your first impressions of Portland?
TL: The first impression which caught my attention was the weather. In Vietnam, it was extremely hot. After coming from an area such as Pennsylvania, being in the camp, to Syracuse, it was too cold to handle. Unimaginably cold. The winter temperature drags from November until March or April. It was so cold to the point that in front of the house there were always crystals. Over here it is warm. Firstly, it rains, which I love. Such a relief.
NL: Describe the neighborhood in Portland you first settled in. Did you feel isolated or were there other Vietnamese Americans nearby?
TL: Good question. During the year 1975, when Vietnamese began to come to this country, America. Or rather, in Oregon, they do not admit refugees and have the struggle of the central government, Mr. Ford's president, and others. At that time I spotted my friends who came here before 1975, they said Portland's slogan, “This is a tourist country. You can come here to have fun and leave. No one is allowed to stay.” It is also a state where the majority of retired people live, but after a persistent struggle by government intervention, only a few were brought here.
By 1977, when my family came here, almost everyone was concentrated in one area: Halsey. The Halsey area was mostly Vietnamese. That is, the rent was affordable, we were close to each other, and also fun. A friend is living at the head of the neighborhood bringing Vietnamese people over to the area to purchase houses. At that time, he had connections with American realtors. The realtors wanted to set up a Vietnamese family area, a Vietnamese village. But no one can live too huddled together. Vietnamese people have a weird personality. If they live far away in distance, they will want one another, but when they are close to each other then there will be arguments or fights—ridiculous. So there was no success.
Eventually, the neighborhood was broken apart and we all split up finding different places to live. I remembered Mr. Phan was the first home, I was the second one to come to this Northeast Clackamas neighborhood. It was a coincidence. Living at Halsey for about a month, one day I sat at my friend's house and read the newspaper and found this house for rent. This house has three bedrooms, enough for a couple and two children. We went there to ask the landlord immediately. The landlord was a very kind native Canadian person. There were no issues, but we were not allowed to have any pets. Therefore, he asked, "Are there pets?" I answered in a joking manner, "We have human beings, no pets."
It was fun living here. If I suggest the neighbors then they are great. I do not know how it goes in other areas, but in this neighborhood I can refer to it as that I am lost in a place where teachers guide me. Everyone came to assist the two of us. The house next to us is a soldier of the Air Force, the next house is a Marine soldier, there is also a soldier living in the front. As time went by, we started talking more and they said when they heard that Vietnamese people came here to rent houses, they were very scared. They heard that people in the land of war are very fierce, they are evil. So they were afraid, but when my family came here, I said to my wife, "How can we be here and stay peaceful? By taking care of the lawn and all that.” I know that Americans are very caring for the plants around the house. Flowers, mowing, and yards—as long as you keep things clean, then you are good.
At one point, my family and I also learned the American way of socializing. For any new next-door neighbor, the ones who have lived there before would bring snacks and food to them for example. But when they saw us Vietnamese coming, they ended up not practicing the culture due to fear. In return, I brought them food instead. For example, my wife would make spring rolls or some Vietnamese cuisine to bring to the surrounding neighbors. In the end, they gathered and they helped my family a lot. They assisted us with almost everything in the house. Even the yard, they came over to do it for me.
NL: Was it hard to adjust to life in America? What were some of the challenges you faced?
TL: In my opinion, life in America is much more relaxed than Vietnam. There is nothing to adjust to. It must be said that before, luckily, both of us in Vietnam knew English. We do not have too much difficulty with the language we are speaking. So I live a peaceful life and I follow American cultures. There are Americans who misjudge how Vietnamese people are. If I recall, Joe Biden, he said, "Do not allow Vietnamese refugees into the United States because they do not know how to use washing machines and dryers." But they did not comprehend that Vietnam already had those types of technologies. In Vietnam, I worked at an American base, it had even more advanced machines. Over here some people have never known or seen those machines before either. Nevertheless, the people who are in higher positions, they kept telling bad propaganda.
Hence, as an individual, it is very simple to integrate here, it is not challenging at all. You can eat and drink anywhere, but you can only find things with fish sauce in so many places. When I first came here, eating and drinking, the Americans were very wasteful from my perspective. From one fish, they eat only pieces of the fish on both sides and the rest they toss in the trash. If I wanted to make soup, there would not be any in the market, yet if I asked the kitchen for some they would give it out. It was free. Pork, cow, or chicken bones. Once I came over and said, "I need to stew the soup." Then they said, "Tomorrow if you come, I'll give it to you." He gave me a bag. Other things, like wanting to cook Bún Bò Huế [spicy beef and noodle soup] for example, most markets do not sell pork feet. Only one market I remember was on Fremont Street, they did sell it. The food is absolutely satisfying.
NL: There are Vietnamese who live here. They say America is so sad. What do you think?
TL: I see it this way—whether living here is depressing or not depends on how you control your life. Most people feel sad due to the fact they are single. At that time, there were many single individuals. The soldiers were married, but in the middle of the war they had to march and board the ship. So if they left their family behind, those people might be unhappy. Still, I was lucky to have my wife and two children come here with me. I live with my family, nothing is sad at all. It depends on your psychology. This is not how life works back in the day, but the current life too. For instance, I worked at the Tektronix company for twenty years and then I retired. Since then I have been retired for seventeen years. When I retired like that, the rest of my friends wanted to retire and they said, "Retirement is so sad, there's nothing to do." Then they asked me for my opinion. I answered, "If I knew retirement would be this fun, I would have retired five to seven years ago." I do not go to work, I am happy hanging out at home, nothing is sad. But really, they did not dare to retire early because of health insurance. If you are too young, you have to buy your own health insurance. It is very expensive. I have my wife, she went to work, so she bought insurance for me. So after my youngest daughter finished four years of college, I said, "I am done. I can enjoy my life now.”
I keep myself occupied at home. Seeding, growing flowers, utilizing the computers. I can do whatever I like. I am not owned by anyone, I own myself. What else is sad? There is just no time for it. To tell you the truth, I do not even have enough time to finish my work.
NL: Do you know of any events that brought Vietnamese people together? Do you know any specific places where Vietnamese people gather? Are there any restaurants, shops, or religious organizations that your family particularly frequents? Do you know how your neighborhood has changed?
TL: To start, throughout the years between 1977 and 1978 we had a church, the church of Priest Minh. He was very kind, helping the refugees here. You could call Priest Minh for anything. That is, from settling houses, eating, clashing with authorities, et cetera. Later, for the reason he left, it was a pity he was not there anymore.
I am a Buddhist. Though, to be more accurate, I lean towards worshipping my ancestors more, not too much of Buddhism. At that time, there were no temples here in Portland. Then some lay people were practicing at home, they opened a house to the altar and all that and gathered there. Joining each other, reciting sutras together, at that time there was a place in the north. It was just a house. The layperson worked there and it developed rapidly and became very strong, lending money to each other to lend money without interest. Therefore, we opened a big pagoda, which was Nam Quang pagoda at that time. In the past, it was just a small house. Following our Vietnamese style, the unknown property belongs to anyone. There are situations when the Vietnamese community does not follow the American style and then it creates problems. Like now in California, there are temples where people do not know who owns them. The abbot, he is just the one who goes there but the property does not belong to him. That was one of the first temples I knew. As for the Catholic side, I know Our Lady of Lavang Church. Now it is getting too big.
In an extension of the market that I mentioned earlier, there is another market, which is the Market of Hung Mekong. Later when boat people came over to Portland, Sandy Street opened a market called Trung Duong market owned by Mr. Thu. There are only two or three of these markets, but they worked hard. I see now that Trung Duong's store is now turned into the large Pacific Market. From empty hands, they can build up profits. Father and son—Mr. Thu and his son drove a van lent to him from a friend to California to bring things, and they were well-known friends in the Navy also. From here down to Los Angeles you need to drive for at least twenty hours—drive down there to load, and then drive back. Two to three rounds a week. Very tiring, as you can tell.
The gradual growth in demand for new cultural schools like Vietnamese Language Arts Van Lang is due to Mr. Tuan. His nickname is "Tuấn Vẹo" and he is married to Ms. Mai, who worked with me in Tektronix. Tuan is also a Navy man. From the east, they had the heart to open a Van Lang class. Now, it is very famous.
NL: What kind of work did you do and how did it compare to the work you did in Vietnam?
TL: The work was radically different. One was a military job and one was a private job. That is, in the army, I only followed orders. They expected you to do it whether you wanted to or not, then you could probably complain later on. That is the motto in the army. And here it is different, I worked for personnel so I could do whatever job I liked. I do not know about others, but for me personally, I worked for twenty-six years in Tektronix and had twenty-eight different managers. If you do not like one job, you may go to another section. The only thing that matters is your capability to do the work or not. Tektronix, its peak year was between 1982 and 1983. A company of about 30,000 employees decreased down to only about 4,000 employees when I retired, due to layoffs. For me, I believe I must have had some skills for them to hold me until the end.
NL: What was it like to raise children in Portland? If they attended Portland Public Schools, was that a positive experience?
TL: My wife and I went to work, but the two children were then little. I took my son, Tuấn, to kindergarten and my other daughter went to preschool. On the other hand, I too had to go to school and work at the same time. We both went to work. One would be working a day shift and the other one would be working the graveyard shift in order to have time to take care of our children. Therefore, in the morning, my schedule every day when I came here during the first year: at 5 am, I had to wake up and dress the two children, the oldest one was Tuấn who went to school and Thư was sent to the kindergarten on Cully Street and 57th. Afterwards, I took my wife to work at the bank downtown. My wife had to find somewhere to work a little early, at 6 o'clock. Meanwhile, I went to a school called Western Union Pacific from 7 am to 12 pm or 1 pm. I would run a circuit up to Tektronix and work till 12 am and come home to sleep for four to five hours per night. Same routine the next day. Can you imagine how much "fun" you have in one year doing that? But I could bear it all.
I was slightly tired, although my wife was greatly exhausted. In the morning, I took Thư to the kindergarten classes. Whenever she was well, she would go to class, and if she was not pleased she would hold her mother crying, "I don't want to go anywhere, I want to be with mom." We had to go to work and this resulted. So she had to bring her in. Just going to work, crying. The mood of a mother is different from that of a father. I can be resilient. When Tri was born, I had to work the night shift to keep her during the daytime. It was fortunate that there was Mr. Phan and Mr. Tường, and then Mr. Báo was around. If the kids remained home, then the door would be unlocked. They just came to watch the little kids.
It was very extreme but we could withstand it all. If you were sick, you could not be sick. We must live.
I do not think America is more difficult to teach children. Education in Vietnam is different from here. When I was in Vietnam, I lived with my family, like in barracks. Whatever parents say, no questions or complaints. Over here, the children have questions and complaints. If I tell my daughter to do one thing, she will argue, and if she does not want to do it, she sometimes has her logic. I do not repress like the ones in Vietnam. In Vietnam, if an old man tells you something and you do not obey, a slap is ready for you. Here, you have to coax and explain. But I am also lucky that my children live very generously. When Thư and Tuấn went to school it was said that whoever had a low income could receive free lunch, including free breakfast. When I worked, my wife worked, and the income was not high, but it was average. When Thư went to school and listened to other people’s words, when she returned, I said, "Please apply." Thư said to me, "I think our family has enough to eat. Why must I ask? Leave that lunch free to the poor. ” At that time, I thought if I could avoid wasting money that would be nice, it was a little annoying, but I thought it was right of her. I accept that.
I can be proud that from the moment I came to America, I have not bothered with welfare for a day. Work for yourself and then you will gain money. So there is nothing to be sad about, but the way to educate is different. Growing up, it was different, as the two of us are Republican and our three children are Democrats. However, we do not have any conflicts relating to those topics within the family.
NL: What social and economic issues are most significant in the Vietnamese community, or with refugees more generally? Could city, state, or federal programs do more to address these issues?
TL: There are lots of problems but they are not able to be solved. Other races are people who are “Born to Fight, Born to Die,” however Vietnamese people are “Born to Divide.” There is nothing we can do about it. I work with so many organizations, so many that I see ended up not succeeding. When it is a little bit unstable, someone else comes in and drags the entire team down. It is truly like that, they do not do anything well besides criticizing. That is their talent. I have been doing a lot of community service from Syracuse, and this is only because when I went to conferences, the refugees came here because we lost our country, Vietnam. At that time there was another group fighting against us saying, "The country is still there, it doesn't go anywhere. Why say that it has been lost?” When I was in Syracuse, I was wondering how to get rid of those allegations but I could not. Until I happened to come here one day, when I was in the church, we were having a presenter. I sat with two men from Seattle sitting next to me, I sat with a friend too. The presenter is asking, "Why did we come here after losing our country?" The two men sitting down below said, "The country is still there, how did we lose it?" I turned to look, I did not say anything but then, I thought of a way. When I saw those two men holding their sunglasses, I reached out and took it away from them.
He said, "Why did you take that?" I asked back, "Are these sunglasses yours or mine?" He answered, "Mine." I asked again, “Are you sure now? Is it still in your hand or has it been lost? Tell me.”
Basically it has created encroachments between the Vietnamese community. Therefore, if you make it small, you can do it. Even with me, when I worked in Tektronix I was promoted to become the leader and whenever I gave feedback to Vietnamese people, nobody listened. Until another person from a different race was promoted to become a leader, even if they did a bad job, no one dared to resist. At a meeting, once the speaker finished and asked, “Does anyone have any ideas?” They all sat still. Then when they get out of the door, they began to criticize, “This guy is stupid. It was said badly. I should have done that and this.” I said, "Why didn't you say it in the conference room earlier?" That is the spirit of Vietnamese people, I do not understand what they want anymore. Even if there was an initiative to meet and talk properly, there is still a gap within the Vietnamese community. It cannot be helped.
NL: Which social issues (specifically in Portland) or which local political issues do you think are most important to the Vietnamese community? How has the Vietnamese community in Oregon changed? Are you worried about young people?
TL: For me here, the politics are very clear. It has two trends: Republican and Democratic. That is it. People can follow whichever sides they want. Vietnamese have two points that should not be discussed in a meeting: politics and religion should be avoided. Once a person does not agree, even if you say anything, they would still defend their opinions. If you want a happy and peaceful meeting, do not refer to those topics. Be strong in your own way. According to me, when someone does not agree about certain things, I avoid them.
The Vietnamese community has changed a lot. Now I am very glad that there are young people taking part in the work. Although the results I see are not many, something is better than nothing. For instance, the Vietnamese community has been around since 1980. More and more members are getting involved everyday. But I see such a community without an office. The time that I worked in 2003 and 2004, at that time, there was a group that I joined belonging to Mr. Ái. He brings out clear guidelines in everything. We bought books and newspapers and tried to build a private library, and there was a person who gave a place for us to use. Phương was considered the bookkeeper, she referred to the bank properly, not just a notebook to write budget notes in without proof. Every two years, we would vote for new officers in the executive board. I remember we had somewhere near twenty-thousand dollars, then someone wanted to jump to the office just because they saw that there’s a lot of money in the budget. There was fighting, cursing, and everything. Mr. Ái said, “Well, I will quit.” Personally, I do not mind whether he continues the office or not but I am not content with Mr. Ái. The point is that the money and his work are made through his efforts, then when those men come to take the money he does not do anything. Now dispersing money but you have to make it legal.
When we handed it over the new board, there were only a few tens left. There are not many fundraising events or significant work. In general, it is very difficult. Now that I am older, looking back, they have progressed, there are some people involved in the work but there was no clear plan for the community to grow.
I'm not worried about the young generations because I think any race who lives in the United States is now American. The main thing is to build American society, not to sit here and say, “I care for ninety million people in Vietnam,” or “In the river of Quảng Trị province, the fish died.”
Another thing I want to mention, the houses are burning down in Vietnam and the Vietnamese in California collect money to send back into the country, and in Australia the forest fires also raised money. Then in the United States there was a tornado recently, but does anyone speak up? Make money, help Americans. Poor Hong Kong protests. I find that very inappropriate, but I do not have anything to worry about because the younger Vietnamese generation growing up here all lives in America and joins the mainstream [life] of America, which makes me feel happy. Even though some people are not as good as others, that is fine. I have no hope for older generations.
NL: What is your relationship with the country of Vietnam today? Do you go back to visit? Do you stay in touch with relatives? How do you see Vietnam?
TL: I find it very difficult to talk about Vietnam momentarily. This is because they have been so clamped down and the Communist Party's system is no longer communist, and the upper class is stuck. It is improbable to give up the precepts from the previous day because if they did, how would they answer the questions being asked by later generations? It is complicated. Those who have the enthusiasm to fix the issues in Vietnam can do it but here we cannot do anything. I could see that it was evident, but there was a paradox. People in Vietnam who fought the communists spent a year in prison and then got brought to America, while foolish Vietnamese people who lived here went back to Vietnam being anti-communist and then were imprisoned for ten years. I was pessimistic about that incident, but I do not have the ability to change it.
NL: Is there anything we have not asked about that you would like to discuss? Do you have any additional experiences that you would like to be preserved in these oral histories?
TL: Truly there are many, but life now relies on the upcoming generations. As for the generation like mine, it is just a thing of the past. If you need to ask about life experiences before 1975, about anti-communism and that, you can ask about it but do not use the words. It is not essential because our generations are different from yours.