Nhu Le: Quý vị có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách kể cho tôi nghe quý vi sinh ở đâu và khi nào?
Lan Vuong Ngoc Co: Tôi tên là Cổ Vương Ngọc Lan. Tôi đã tham gia Cộng Đồng cũng một thời gian khá lâu và hiện đang làm việc cho State of Oregon. Cô Lan sinh ra ở Việt Nam sau năm 1975.
NL: Hoàn cảnh nào đã mang quý vị tới Portland? Cho tôi biết cuộc sống chung của quý vị tại Portland?
LC: Sinh sau năm 1975, thì dĩ nhiên là sống trong chế độ Cộng Sản thì mình không biết gì nhiều về thời Việt Nam Cộng Hoà và điều dĩ nhiên khi mình lớn lên trong nước Việt Nam, họ sẽ dạy cho mình những gì mà họ muốn mình biết. Nên cô Lan không hiểu nhiều. Và có một lần ba mẹ rất thích coi ca nhạc của trước năm ‘75, ba mẹ coi thì mình cũng coi thôi. Khi mình coi thì mình thấy “Oh lá cờ vàng, ba sọc đỏ.” Lá cờ này thấy lạ lạ, mình không biết nó là cờ gì? Xong rồi mình mới hỏi lá cờ này là lá cờ gì thì ba mẹ mới giải thích cho mình hiểu. Cờ đó là cờ của Việt Nam mình trước năm 1975 còn lá cờ của mình hiện bay giờ là cờ của Việt Cộng sau năm 1975 nên họ thay đổi lá cờ. Lúc đó mình chỉ hiểu được như vậy nhưng mà ba mẹ có dặn là khi vào trường thì cũng đừng nói về lá cờ vàng ba sọc đỏ vì cờ đó được như là CẤM, KỴ được nói đến thì cô Lan cũng nghe theo. Cũng đi học vào trường mà không nói gì đến lá cờ đó hết. Xong có một hôm sáng đi chợ với mẹ thì có đi ngang một con đường mà không hề biết là có lá cờ VNCH nó sơn ở trên tường đâu. Bữa đó nước sơn vô tình nó bị tróc ra, rồi mình mới thấy lá cờ. Nên cô Lan mới nói nhỏ với mẹ, “Mẹ! Trên tường nó có hình lá cờ mà ở trong video ca nhạc mà mình coi đó.” Rồi cô Lan mới suy nghĩ thì ra có thể toà nhà đó, lá cờ được trên tường như vậy thì có thể nó là một cái văn phòng của VNCH hồi đó, mà họ dùng. Mình chỉ biết vậy thôi.
Cho đến năm 20 tuổi, thì cô Lan mới được định cư ở Hoa Kỳ. Lúc đó mình đã được học bên trung học của Việt Nam rồi. Thì khi mà qua đây học rồi mình cũng không để ý nhiều đến vấn đề của Việt Nam tại vì mình đã ra đi rồi. Cho đến thời điểm mình đi học ở trường Mt. Hood Community College có bằng 2 năm rồi sau đó đi làm được một năm để lấy kinh nghiệm. Xong quyết định quay trở lại học tại trường Portland State University để lấy bằng 4 năm thì trong thời gian học thì cô Lan có tham gia hội Vietnamese Student Association (VSA). Và họ có một buổi thuyết trình về nước Việt Nam. Mình qua Mỹ cũng lâu, xa Việt Nam rồi nên mình muốn nghe thử họ nói gì. Khi mình nghe thì họ cho biết là hiện tại ở Việt Nam, hai cái đảo, Hoàng Sa và Trường Sa không còn của Việt Nam nữa. Lúc đó mình mới chưng hửng, xong mình tự hỏi “Ủa? Lúc trước mình ở Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam họ dạy cho mình rằng hai đảo đó là thuộc chủ quyền của Việt Nam mà tại sao mấy người này ở Workshop họ lại nói như vậy?” Cho nên mình không có hiểu cho nên mình mới hỏi họ, họ trình bày cho mình biết là những chuyện đó nhà cầm quyền Cộng Sản chỉ bịa lên thôi chứ thực tế là nó không còn nữa từ lâu rồi. Nhưng vì chính quyền Việt Nam, họ không có cho người dân biết thì đến lúc đó mình mới hiểu ra là có thể những gì mình học ở bên Việt nam là những cái không đúng sự thật cho nên mình phải tìm hiểu sự thật. Mình phải học hỏi thêm chứ mình không thể để Cộng Sản Việt Nam nó dạy những thông tin sai cho mình và khi mình đi ra xã hội, mình nói chuyện mà mình có những thông tin sai lệch như vậy thì không có tốt. Sau đó cô Lan mới tham gia những sinh hoạt của Cộng Đồng rồi mình nói chuyện thêm với những bác, những chú đã là những người lính thời việt Nam Cộng Hoà. Họ kể cho mình nghe những câu chuyện thời lúc trước 1975 như thế nào thì mình mới biết những năm trước 1975, là thịnh vượng nhất của Việt Nam. Mình được mệnh danh là “Hòn Ngọc” của biển đông. Bây giờ nhìn lại đất nước của mình, cảm thấy rất là buồn tại vì khi cô Lan coi coi video ca nhạc mà ba mẹ chiếu thì thấy người dân vui vẻ mặc áo dài, chạy xe hơi, nó rất là phồn vinh và bây giờ mình nhìn lại Việt Nam sau năm 1975 là một trời, một vực. Nhà cầm quyền Cộng Sản không làm đất nước phát triển mà thậm chí làm nghèo thêm.
NL: Có những tổ chức, người thân trong gia đình, hay bạn bè nào đã giúp đỡ quý vị xây dựng mái ấm tại Mỹ không? Người bảo lãnh quý vị là ai? Tại sao quý vị đến và sống tại thành phố Portland này mà không phải thành phố khác?
LC: Cô Lan có một người cô, là cô Tư đi trước cô có một người chồng là giáo sư đang du học ở bên Mỹ. Sau đó là 1975, thì dĩ nhiên là bị kẹt không có quay trở về được. Bởi vậy nên cô phải đi vượt biên qua Singapore, gọi điện cho Dượng rồi Dượng mới bão lãnh qua bên Oregon. Cô đó qua xong là có chú Sáu, chú Bảy, và chú Út. Tức là ba người đó đi sau, đi vượt biên được rồi cũng qua tới đảo luôn nhưng không có nghe họ kể là qua đảo nào. Nên lúc đó là gọi điện cho cô Tư, hình như là sau đó là mấy người đó được có một người quen cũng đi qua trước nữa. Bà đó gọi là bà Cố, thì họ mới qua được. Hình như có một nhóm nào ở bên South Carolina, qua bên đó trước. Sau đó gọi điện cho cô Tư rồi cô Tư mới bão lãnh qua đây. Nói chung cô Tư là người “đầu đàng” để mà lãnh mấy người em. Khi mấy người đó qua được rồi thì bão lãnh đến bà Nội và cô Năm theo dạng giấy tờ, đoàn tụ gia đình. Một chương trình nó kêu là Orderly Departure Program (ODP). Xong ba của cô Lan là người đi sau cùng, cũng một chương trình bão lãnh luôn và đi bằng máy bay. Còn mấy người kia là đi đường vượt biên.
NL: Ấn tượng đầu tiên của quý vị về Portland là gì?
LC: Nước Mỹ, khi mà bay qua đây thì bay sao mà nó lâu quá. Mình đâu có hình dung chung, ở trong nước Việt Nam mình cứ nghĩ là chắc đi mấy tiếng đồng hồ thôi. Như lái xe đi Đà Lạt, Vũng Tàu thì thấy vậy là lớn rồi nhưng mà ai ngờ qua đây thấy nó lớn quá, còn bao la hơn biết bao nhiêu mà hồi nào giờ mình không có biết. Và khi qua tới đây rồi, khi mà máy bay gần tới Portland rồi, nhìn xuống thấy cây sao nó xanh quá trời còn đất thì rộng bao la. Đến rồi hình mẫu của nhà thì y chang, nhìn rất là đẹp. Như mô hình đồ chơi vậy đó. Còn sân bay thì khi xuống tới rồi, thì thấy sao mà nó lớn quá. Đi toàn thấy người lạ lạ, người nước ngoài không à. Điểm vui cái nữa là sao thấy mấy người Mỹ vừa mập vừa bự dữ vậy ta? Mình chưa bao giờ thấy mấy ngươi bự như vậy. Còn mình là mình nhỏ xíu con à. Rồi về nhà cô chú sum họp lại rất là vui tại vì cô chú này là đã đi vượt biên sau năm 1975.
Nói chung là vui, sum họp mặc dù mình thấy hơi lạ lạ. Trời cũng lạnh rồi qua thì mấy người kia kêu ăn sô-cô-la. Cô Lan thấy thèm, rồi ăn quá trời. Ăn xong thì nóng, đổ ghèn với lại chảy máu cam. Nên nói là “Thôi, ngưng ăn.” Tại vì lúc trước ở Việt Nam, đồ Mỹ hiếm có lắm. Đâu có dễ gì mà có sô-cô-la để ăn. Tính ra lúc ở Việt Nam thì cô Lan cũng có ăn tại vì có cô chú bên này gửi về bánh kẹo, quần áo nhưng mà mình chỉ ăn ít thôi không có ăn nhiều tại vì khi gửi về thì cũng chia cho bà con, người này một ít rồi người kia một ít chứ mình đâu phải là ăn hết đâu. Qua đây thấy thì thích.
NL: Xin quý vị miêu tả khu dân cư của quý vị tại Portland khi quý vị mới bước chân tới đây. Quý vị có cảm thấy bị cô lập hoặc quý vị có thấy người Mỹ gốc Việt nào ở gần đây không?
LC: Qua đây thì gia đình cô Lan ở một căn nhà với cô Tư. Cô Tư có một ngôi nhà, làm một văn phòng bán vé máy bay. Thì ở dưới là văn phòng, ở trên là nhà ở. Thì ở đó cũng được hai năm rồi sau đó cả gia đình đều đi làm dành dụm tiền. Sau hai năm đó là gia đình cô Lan mua nhà dọn ra, rồi lúc đó là mình phải tự lập. Tại vì một khi mình bão lãnh ai qua thì người bão lãnh phải chịu trách nhiệm về mọi thứ cho người bão lãnh qua. Trong hai năm đó thì cô của Cô Lan phải chịu, lo cho gia đình. Phải tập đi học Anh Văn, chỉ dẫn này nọ để mà sống, rồi học lái xe, phải biết những điều căn bản.
Ở đó chỉ có người Mỹ thôi, không có người Việt. Khi ở nhà cô Tư đó, thì lúc đó có ở chung với Bà Nội, với cô Năm. Họ cũng ở đó luôn. Cô Năm là người dọn ra trước, tại vì cô Năm là người mua nhà xong thì cô Năm và bà Nội dọn ra trước. Một năm sau gia đình cô Lan mới dọn ra, thì xung quanh chỗ đó toàn là Mỹ và cũng không có người Việt. Nhà nằm ở trên đường Sandy, mình cũng đâu có hàng xóm với ai đâu. Hàng xóm kế bên là gì? Nguyên cái parking lot của tụi xe dealer nó bán xe, nhìn qua. Đối diện cũng là dealer bán xe, kế bên trái là nhà của một ông làm warehouse. Có nhiêu đó thôi. Nhà mình đã có hàng rào rồi, không có chung đụng với ai hết cho nên là không có hàng xóm. Đến khi dọn về nhà mới thì dĩ nhiên đây là cái nhà trong khu dân cư ở thì có lối xóm nhưng mà xung quanh cũng vậy, cũng là Mỹ thôi. Chỉ có một căn nhà đối diện nhà của Cô Lan, là người Việt Nam. Chỉ biết là người Việt Nam. Nhưng mà khi tới thì cũng không có ai nói chuyện với ai hết, cũng thấy là Việt Nam thôi. Nhìn nhau mà cười, vậy thôi.
NL: Quý vị có thấy khó khăn để hội nhập với cuộc sống ở đây không? Một số thách thức quý vị gặp phải là gì?
LC: Cho nên là qua đây mình sống ở đây thì dĩ nhiên là mình phải hội nhập, mình cũng phải học một ngôn ngữ mới và mình phải hội nhập vào môi trường mới thì dĩ nhiên cũng có những cái khó khăn mà bắt buộc mình phải vượt qua để mình sống. Tại vì nếu mà mình không vượt qua thì mình không có sống được. Giống như con cá nó vào hồ mới thì nó phải hội nhập vào cái hồ nước, trong môi trường mới để mà sống.
NL: Quý vị có biết những sự kiện nào đã mang người Việt đến gần với nhau không? Quý vị có biết cụ thể những nơi nào mà người Việt hay tập hợp không? Có nhà hàng, cửa hàng, hoặc các tổ chức tôn giáo nào mà gia đình quý vị đặc biệt thường xuyên đến không? Quý vị biết bằng cách nào mà khu phố của quý vị thay đổi không?
LC: Thì Cộng Đồng đã làm rất tốt công việc để tổ chức những cái buổi như Hội Chợ Tết, Tết Trung Thu, 30 tháng 4, Xe hoa, rồi những buổi hội thảo thì Cộng Đồng đang làm những công việc đó để tạo những cơ hội để cho mọi người gặp nhau nói chuyện, chia sẻ. Những cái đó là cô Lan thấy bay giờ và lúc trước cũng vậy. Nhưng mà cô Lan bắt đầu tham gia, sinh hoạt Cộng Đồng từ năm 2009 thì lúc đó cô mới ra. Cô Lan qua năm 1996, thì tới 2009 mới bắt đầu tham gia Cộng Đồng. Thấy có những cái đó đã tạo, cho Cộng Đồng Việt nam kết nối những người qua đây gần gũi với nhau. Chứ lúc trước là mạnh ai nấy sống, không có ai biết ai hết trơn. Nhờ có Cộng Đồng mà mình biết được nhiều người, để mình có thêm những người bạn rồi anh chị, người thân để nếu mình cần sự giúp đỡ hoặc mình có những câu hỏi thắc mắc gì thì mình cũng còn những người đó họ có thể giúp mình nếu mà mình cần.
NL: Những vấn đề kinh tế và xã hội nào đáng chú ý nhất trong cộng đồng người Việt, hay với người tị nạn nói chung ? Các chương trình của thành phố, tiểu bang hoặc liên bang có thể giúp nhiều cho các vấn đề này không?
LC: Vấn đề đáng chú ý nhất mà cô Lan lúc nào cũng quan tâm tức là thiếu sự tham gia của giới trẻ. Đó là một vấn đề mà Cộng Đồng cần phải làm sao để thay đổi, để cho giới trẻ tham gia nhiều hơn. Giới trẻ là thế hệ tiếp nối của những người đã đi trước vì các bác, các chú lớn tuổi rồi. Họ qua đây đã được 40 mấy năm rồi, mà nếu em biết 40 mấy năm mà lúc đó họ qua đây là họ cũng ở độ tuổi 30 mấy đến 40. Tính tới bây giờ là họ đã 60, 70, 80 và có một số người cũng đã ra đi rồi. Nếu mình không thể thay đổi, thu hút giới trẻ vào làm việc thì ai sẽ là người duy trì Cộng Đồng và ai sẽ duy trì truyền thống văn hoá của mình cho thế hệ sau này. Đó là vấn đề cô Lan quan tâm. Đó cũng là vấn đề đã khiến cô Lan sinh hoạt Cộng Đồng. Tại vì sao? Có một lần mẹ của cô Lan nói, cô Lan tên ở nhà là Nguyệt. Nói rằng, “Con coi ra giúp mấy bác, mấy chú đi. Tại vì con biết tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Mấy bác, mấy chú lớn tuổi rồi. Mẹ thấy mấy bác, mấy chú đi treo cờ ở trên đường Sandy, 30/4, lớn tuổi như vậy mà còn vác cái thang đi leo lên. Con coi, ôi mấy bác. Ra giúp được cái gì thì giúp.” Từ câu nói đó thì cô Lan đã bước ra tham gia.
NL: Những vấn đề của xã hội (cụ thể ở Portland) hoặc vấn đề về chính trị địa phương nào mà quý vị thấy là quan trọng nhất đối với cộng đồng người Việt? Bác có lo lắng gì cho giới trẻ không?
LC: Chính trị thì cô Lan nghĩ là mình không biết làm sao khuyến khích giới trẻ hay người Việt Nam ra tranh cử những chức vụ trong chính quyền của Mỹ. Tại vì đó là nơi mình có thể giúp, không chỉ giúp cho người Việt của mình mà còn trả ơn cho nước Mỹ. Là mình give back. Tức là một câu nói dạng như, “Một mũi tên bắn hai con chim.” Mình vừa give back đồng thời mình cũng giúp người Việt của mình để nói lên tiếng nói, giành quyền lợi cho người Việt của mình. Đó là vấn đề chính trị mà chúng ta nên làm sao để khuyến khích, ủng hộ những người Việt ra tranh cử những chức vụ trong chính quyền của tiểu bang, thành phố và quận. Làm sao mà để có nhiều người Việt vô thì lúc đó Cộng Đồng Người Việt của chúng ta mới phát triển. Khi có những người đó vào rồi, cái này mình nói không phải có ý nhưng mà hiện tới bây giờ mình nhìn những Cộng Đồng bạn, đều có những nơi cơ sở cho Cộng Đồng của họ. Mình nhìn lại Cộng Đồng Việt Nam của mình ở đây cũng khá lâu mà cho tới bây giờ vẫn chưa có một cái Community Center hoặc là trụ sở của người Việt của mình. Đó là vấn đề chúng ta cũng cần phải quan tâm và phải nghĩ tới. Tại vì khi mình có một nơi như vậy, mình tạo những cái event để cho giới trẻ nó tham gia như mình có những cái lớp như dạy Hip Hop Dance, Exercise, hoặc là vẻ tranh múa lân rồi dạy đàn. Mình thu hút giới trẻ tới để mình có một trung tâm. Rồi các em lớn lên thì các em sẽ nhìn thấy rằng Cộng Đồng chúng ta có một nơi, nếu cần gì thì tới đó để mà tìm hiểu hoặc cần giúp đỡ thì chúng ta nên có một cái đó.
NL: Theo con biết thì cô Lan cũng đã từng đi học ở Portland State University, đến bây giờ thì con thấy thì VSA cũng có những workshop nhưng đa phần là dành cho việc vui chơi chứ không làm phong tục hoặc lịch sử của Việt Nam là tâm điểm. Cô Lan nghĩ như thế nào để giúp các Vietnamese Clubs trở nên tốt hơn?
LC: Đó là tuỳ theo các thành viên trong cái board member của VSA. Bởi vì các em là những người quyết định nên có workshop nào hoặc không có workshop. Cho nên nếu mà mình muốn thay đổi thì mình phải là người trong cái board. Để mà mình lên tiếng nói, thuyết phục những cái board member đó. Để có những cái workshop tìm hiểu về truyền thống văn hoá, Việt Nam của mình và nhiều khi các em không có tự đi tìm hiểu. Có một số em, muốn tìm hiểu thì nên tìm hiểu. Còn có những em thì hơi lơ là về vấn đề đó, nhiều khi mình không phải nói trách cái gì nhưng mà cũng do vấn đề đời sống. Mỗi gia đình, nó khác. Khi có gia đình, ba mẹ phải đi làm đầu tắt mặt tối nên không có thời gian nói chuyện với con cái. Cho nên ba mẹ cũng làm nên một phần khuyến khích con cái hoặc cho các em một kiến thức căn bản. Thì khi nói về văn hoá, các em sẽ mình muốn đi tìm hiểu. Còn nếu các em không có căn bản, kiến thức về Việt Nam thì khi nói về Việt Nam, nó không có là gì với các em hết.
Cho nên, vấn đề căn bản theo cô Lan nghĩ nếu như mình muốn thay đổi một điều gì đó thì mình phải là người đi vào làm giống như là cô Lan đã từng nói chuyện với các em của Portland State University, tại vì các em cũng có nói là có những trở ngại khi làm việc với Cộng Đồng và khi làm việc với người lớn. Đó là đúng, không có sai. Tại vì các em phải flexible, compromise. Mình phải đặt trường hợp của mình vào họ, mình phải hiểu họ và biết họ đến từ đâu. Mình cũng là thế hệ mới. Cho nên nhiều khi cách suy nghĩ của họ khác mình. Không có đi chung một con đường, cho nên là khó làm việc. Nên mình muốn làm việc với người lớn thì mình phải đi vào làm việc với họ, và mình nhiều khi họ không hiểu cái cách làm việc của mình như thế nào. Thế nhưng mình phải giải thích cho họ, thì lúc đó mình có thể làm việc chung. Ngược lại, với họ, có những cái mình không hiểu. Thì mình cũng phải lắng nghe theo họ, như vậy mình mới làm việc được và close cái generation gap. Chứ bây giờ nói “Oh có cái gap chính giữa.” Từ từ mình close nó chứ đứng nói không thì làm sao mà giảm bớt sự bất đồng giữa người lớn và người trẻ được. Đó là ý kiến của cô Lan.
NL: Nền giáo dục ở bên Việt Nam và ở bên Hoa Kỳ nói chung, Portland nói riêng thì quý vị thấy có sự khác biệt gì không?
LC: Khác rất là nhiều. Ở bên Việt Nam, nền giáo dục của họ kiểu như học thuộc lòng. Họ dạy cho mình những điều họ muốn dạy, giống như cô Lan nhớ là họ kêu người Mỹ là “đế quốc Mỹ.” Người Pháp là đế quốc Pháp. Họ dùng những từ ngữ đó và họ dạy cho mình là người Mỹ, người Pháp giết người Việt Nam và đàn áp người dân. Xong họ chỉ nói một chiều thôi. Khi mà cô Lan nói chuyện với những người lính Việt Nam Cộng Hoà, họ kể ra những câu chuyện như không lúc nào nó không đánh Việt Cộng thì Việt Cộng nó cũng dùng người dân làm áo giáp của nó. Cho nên người lính Việt Nam Cộng Hoà không có muốn làm thiệt hại hay là làm tổn thương người dân. Nên những người lính Việt Nam Cộng Hòa là những người bị thiệt thòi nhiều nhất trong cuộc chiến tranh của Việt Nam. Rồi họ dắt cô Lan đi coi viện bảo tàng, vô đó rồi nó làm những cái hình mà mình nghĩ sao người Mỹ, người Pháp ép Việt Nam dữ vậy? Cô Lan lúc đó đi là hồi nhỏ thì nên nghĩ là ác thôi. Lúc đó mình mới hiểu chiến tranh nó tàn ác quá, thì mình chỉ biết vậy thôi. Rồi mình qua đây mình đi học, mình được tự do và không có bị gò bó như ở Việt Nam. Thầy cô giáo thì rất là cởi mở, sẵn sàng trả lời những câu hỏi của mình. Còn ở Việt Nam là không có vụ đó, học xong là đi về. Vô trả bài, học thuộc bài thì điểm cao. Không thuộc thì điểm thấp. Nếu mà mình có đi học thêm, học thêm thì thầy cô giáo dạy trước cho mình những gì mà mình cần biết trong các bài kiểm tra. Khi vô lớp, thì dĩ nhiên mình sẽ được điểm cao vì mình đã học qua rồi. Còn nếu không có đi học thêm thì dĩ nhiên sẽ bị điểm thấp, vì chưa học tới. Mình suy nghĩ kiểu như đi học thêm là đi đút lót thầy cô vậy. Chương trình học bên Việt Nam là nó như vậy. Với lại bên Việt Nam đi học có tiền thì mới có kiến thức, không có tiền là không có đi học được. Cô Lan nghe kể là những người con của thời Việt Nam Cộng Hoà là không được đi học. Còn những người thường mới được đi học mà phải có tiền, mới đi học đại học được.
NL: Quý vị thấy đất nước Việt Nam của mình hiện như thế nào? Hiện tại quý vị và đất nước Việt Nam như thế nào? Quý vị có quay lại thăm không? Quý vị có giữ liên lạc với người thân không?
LC: Cô Lan có bên Nội là qua đây hết rồi. Chỉ còn bên Ngoại thì còn lại mấy Dì, với mấy Cậu ở bên đó. Ông bà Ngoại thì đã mất hết rồi. Cho nên là lúc trước thì còn về Việt Nam vì còn ông bà Ngoại ở bên đó nên về thăm. Với lại mẹ của cô Lan cũng cần thăm ba mẹ nên cô Lan dắt về. Nói thật, mỗi lần về tại vì mình bắt buộc mình phải về thôi. Về thì vui với gia đình nhưng mà thấy những cảnh ở bên đó, mình thấy buồn lắm. Nên khi ông bà Ngoại mất rồi, cô Lan không có muốn về nữa vì về thấy buồn nên không có muốn về. Mình thấy mình thương người dân, mình không làm gì được hết. Bất lực. Ở trong thuyết trình 30/4, cô không biết vì sao mỗi lần cô Lan nói đến cảnh đó là cô Lan cảm động, muốn rơi nước mắt vì có thể là mình nhớ thương ông bà Ngoại của mình. Họ phải sống như vậy.
NL: Quý vị có bất cứ điều gì chúng tôi chưa hỏi mà quý vị muốn chia sẻ không? Quý vị có bất kỳ kinh nghiệm nào khác mà quý vị muốn được lưu giữ trong dự án ghi lại hồi niệm qua cách truyền miệng hay không?
LC: Điều cô Lan muốn khuyên nhủ giới trẻ là đã đến lúc cần phải tham gia Cộng Đồng và đó là bổn phận cũng như trách nhiệm của mình để mình duy trì truyền thống văn hoá cho các em sau này. Tại vì thế hệ trước họ đã giữ Cộng Đồng của mình cho đến ngày hôm nay và những người đó đã hy sinh rất là nhiều. Cho nên mình cần làm bổn phận của mình để duy trì cái đó. Bởi vì nếu giới trẻ không tham gia, thì những thế hệ sau này không biết Cộng Đồng Việt Nam, không biết mình là ai. Đồng thời mình cũng phải biết mình đến từ đâu, cho dù mình sinh ở Mỹ nhưng mà người Mỹ vẫn identify mình là người Mỹ gốc Việt. Mà mình là gốc Việt Nam, mình không biết gì về nguồn cội để nói chuyện với người Mỹ. Đó là điều người Mỹ họ sẽ coi thường mình. Có một câu cô Lan rất thích từ một cố tổng thống là, “Đừng có hỏi nước Mỹ đã làm gì cho mình. Mà hãy hỏi mình đã làm gì cho Nước Mỹ.” Bây giờ tối ngày mình cứ hỏi Cộng Đồng không có làm gì cho mình, nhưng mình phải tự hỏi xem, mình đã làm gì cho Cộng Đồng hay chưa. Đặc biệt phải tìm hiểu về chiến tranh của Việt Nam, sự thật của nó. Đừng có nghe tụi Cộng Sản, họ tuyên truyền những thông tin sai lệch về chiến tranh Việt Nam. Cái đó là đầu chốt tại sao, lý do mình ở trên nước Mỹ. Tại vì nếu mình không có chiến tranh Việt Nam, không có sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà thì làng sống Việt Nam mình không có ồ ạt đi khắp nơi như vậy đâu. Nếu mà nước Việt Nam của mình thịnh vượng, thì mình ở Việt Nam chứ mình ở Mỹ làm gì. Tại vì do chế độ Cộng Sản nên mình mới ra đi. Đây là cái môi trường mới của mình nên mình phải hoà nhập, và mình phải duy trì tiếng nói, văn hoá người Việt của mình. Chứ bây giờ mình đâu có về Việt Nam được đâu. Cô Lan muốn nhắn nhủ như vậy.
Nhu Le: Can you start the story by telling me where and when you were born?
Lan Vuong Ngoc Co: My name is Lan Vuong Ngoc Co. I was born in Vietnam after 1975. I have been active in the Vietnamese community for quite some time and am currently working for the State of Oregon.
NL: What circumstances brought you to Portland? Tell me about your common life in Portland.
LC: I was born after 1975. Of course, living in the communist regime I did not know much about the Republic of Vietnam period, and of course when I grew up in Vietnam they would teach me what they wanted me to know. I remember one time my parents were watching a direct-to-video series featuring Vietnamese-language musical variety shows before 1975, and I would be watching with them. When I watched, I thought, “Oh, the yellow flag with three red stripes. This flag is strange, I don't know what flag it is.” After I asked what this flag was, my parents explained it to me. That flag was the flag of my Vietnam before 1975, and the current flag is now the flag of the Viet Cong after 1975, so they changed the flag. At that time, I only understood that, but my parents told me that when going to school that I should not mention the yellow flag with three red stripes because that flag is banned by the communist system. I obeyed. One day, after I finished shopping with my mother, I went across a street without knowing that there was a Republic of Vietnam flag painted on the wall. That day, the paint accidentally peeled off, and then I saw the flag. I whispered to my mother, “Ma! It has a flag on the wall that is in the music video we watched.” Only then did I think that the building, the flag on the wall, might have been an office of the Republic of Vietnam back then, which they used.
It was only at the age of twenty that I was able to settle in the United States. At that time, I already completed high school in Vietnam. When I came here to study, I did not pay much attention to the problems of Vietnam because I thought, “We already left Vietnam, there’s no point to refer back to it.” I went to Mt. Hood Community College and earned a degree after two years and then worked for a year to gain some work experience. After that, I decided to go back to school. I attended Portland State University [PSU] to get a four year degree. Meanwhile, I was a member of the PSU Vietnamese Student Association, and once they conducted work which I participated in. I had been in America for a long time, far from Vietnam, so I wanted to hear what they had to say.
When I heard it, they said that now the two islands, Hoang Sa [Paracel Islands] and Truong Sa [Spratly Islands] no longer belonged to our country, Vietnam. At that time, I was taken aback. Then I asked myself, "Huh? When I was in Vietnam before, the Vietnamese communist authorities taught me that these two islands are under Vietnamese sovereignty, why are these people at the workshop saying that?” Therefore, I did not understand, so I asked them, they explained to me that these stories were only fabricated by the communist authorities, but in fact they have not existed for a long time. But because the government did not let Vietnamese citizens know, it was then that I realized that possibly what I learned in Vietnam was untrue, so I had to find out the truth. I have to learn more but I cannot let the Vietnamese communists teach the wrong information for me and when I go out into society. If I talk and I have such false information, it is not good. After that, I joined the Vietnamese community, I talked more with the elders who were soldiers in the Republic of Vietnam period. They told me stories from the time before 1975—only then did we know that the years before 1975 were the most prosperous for Vietnam. Vietnam was known as the “Pearl of the East Sea.”
Looking back at our country now, it is really sad because when I watched the music video that my parents watched, I saw the people happily wearing ao dai, driving a car—it was very prosperous and now I look back to Vietnam after 1975, it is similar to comparing heaven with a valley. The communist authorities do not make the country develop but make it even worse.
NL: Are there organizations, family members, or friends who have helped you build a home in the United States? Who was your sponsor? Why did you come and live in Portland and not another city?
LC: I have an aunt whose husband was a professor studying abroad in America. After that, in 1975 of course, he was stuck and could not return. Because of that, she had to cross the border to Singapore, call her husband, and then he sponsored her to come to Oregon. After she went, there was my sixth, seventh, and youngest uncles who went after. They all went across the border and then stopped at an island, but I did not hear what they said about which island they were at. So at that time, I called my aunt, it seems that those people were followed by an acquaintance after that. Apparently there was a group in South Carolina and they went over there first. After that, I called my aunt and she brought my family over here. In general, my aunt was the “head” in order to receive some younger siblings. When those people got over, they brought my grandma and my other aunt in paper form, reuniting their families. There was a program called, “Orderly Departure Program” [ODP]. After that, my family was the last to go with the same program and was also guaranteed to be flown by a plane, while others fled Vietnam by boat and ship.
NL: What was your first impression of Portland?
LC: When I flew over here, it took a long time to arrive. I did not have a general picture. In Vietnam I thought it would only take a few hours, similar to driving to the cities of Da Lat and Vung Tau. [Portland] was so big—however when I came here it was bigger than I imagined. In addition, when I got here, when the plane was almost in Portland, I looked down to see the view—the trees were so green and the land was vast. The model of the house was the same, it looked very beautiful. Like a toy model. As for the airport, when my parents and I arrived, how big was it? Going around seeing strangers and foreigners. The funny thing is, [I thought], “How come people in America are so big? I've never seen people that big and I am so tiny.” I came back to my house and was very happily reunited. Overall, it was a fun reunion although I found it a bit strange. It was also cold, and then the others asked me if I wanted to eat chocolate. I was craving it, then I ate so much. After eating, it caused me to have high body heat and that resulted in [blood] pouring and a nosebleed. Since in the past in Vietnam American goods were very rare, it was not easy to have chocolate to eat. Actually, when in Vietnam, I also consumed chocolate only because I had my uncles and aunts who sent over treats and clothes, but I only ate a little and did not eat much because when they sent it here I also shared it with relatives and other people.
NL: Please describe your neighborhood in Portland when you first arrived here. Do you feel isolated or have you seen any Vietnamese Americans nearby?
LC: When we first arrived in Portland my family lived in a house with my aunt and her husband. They had a house where the bottom story was an office designated for their air ticket business and the story above was for living. My family lived there for two years, and then my family went to work to save some money. After two years my family moved out, and then we had to be independent because the sponsor must be responsible for everything. During those two years, my aunt had to take care of my family. She helped us with the first basic steps in America such as learning ESL [English as a Second Language] and driving lessons.
There were only Americans, there were no Vietnamese in the neighborhood that we lived in with my aunt. When I was at her house, my family was then living with my grandmother and my other aunt as well. My other aunt moved out with my grandmother before my family did. The area was all American and there were no Vietnamese. The house is located on Sandy Street, we did not live by any neighbors. Who was our next-door neighbor? The whole parking lot of the car dealership. Across the street was also another dealer selling the cars, next to our house was a warehouse that belonged to a man. That's all there is. My family had fences already, we did not share with anyone, so there were no neighbors. When my family and I moved to our new house, of course, this was a house in a residential area and there was a neighbor, but also the surrounding area was American. There was only one house across from my home, which was Vietnamese. We only knew that they were Vietnamese. But when we arrived, neither of us had talked to one another until that point.
NL: Do you find it difficult to integrate with life here? What are some of the challenges you faced?
LC: Of course, I had to integrate, I had to learn a new language and I had to integrate into a new environment. Definitely, there were some difficulties that I had to overcome in order to live. Because if I do not jump over the obstacles, I cannot live. Just like a fish entering a new lake, it must integrate into the lake, in a new environment to live.
NL: Do you know what events brought Vietnamese people together? Do you know any specific places where Vietnamese people gather? Are there any restaurants, shops, or religious organizations that your family particularly frequents? Do you know how your neighborhood changes?
LC: The community has done a great job of organizing events such as the Lunar New Year [Tết] Festival, Mid-Autumn Festival, April 30th, the Annual Rose Float for the Rose Parade, and then seminars. The community is doing those jobs to create opportunities for people to come together. Those are what I saw back in the day, and currently they are still doing those activities. I came here in 1996, then began to join the community in 2009. Seeing that these have been created, for the Vietnamese community to connect with each other. In the past, no one knew anyone. Thanks to the community, I know many people, so that I can have more friends so that if I need help or I have any questions, I can go to those people.
NL: What are the most significant economic and social issues in the Vietnamese community, or with refugees in general? Can city, state, or federal programs help a lot?
LC: The most noticeable issue that I always care about is the lack of youth participation. It is an issue that the community needs to change to involve more young people. Young people are the next generation because the people who came here before the younger generation have become old. They have been here for forty years already, but according to my calculation forty years ago when they came here, they would be in their 30s to 40s. Now, they are in their 60s, 70s, 80s and some have already passed away. If we cannot change and attract young people to be involved, who will maintain the community and who will maintain our cultural tradition for future generations? That is the issue I am concerned about. That is also the problem that motivated me to serve the Vietnamese community. Why? Once my mother said, “Go watch out for the elders, because you know both English and Vietnamese. I witnessed some of the older soldiers and seniors who went to fly the Vietnamese freedom flags on Sandy Street during Black April. They were so old but had to carry a ladder and climb. If you can help anything, then help.” From that saying, I stepped out to serve.
NL: Which social issues (specifically in Portland) or local political issues do you think are most important to the Vietnamese community? Do you worry about young people?
LC: I encourage young people or Vietnamese to run for United States government office because it is a place where we can help not only the Vietnamese population but also the United States. It is a way to give back. That is to say something like, “Get two results with just one effort.” We thank the country, USA, through our position as an officer and help the Vietnamese people speak up, to win their rights. That is the political part that we should do [more] to encourage and support the Vietnamese people to run for office in the state, city, and county. By doing that, we can help our Vietnamese community gain more recognition and grow stronger. Furthermore—I am not saying this to underestimate my own Vietnamese community—but as I am looking at the fellow communities, the majority all have their own community center, except ours. That is a problem we also need to care about and think about. Because when we have such a place to call our own, we can have the opportunities to create events for young people to participate in, and have classes like hip-hop dance, fitness, or drawing and dancing. These will attract young people to be more involved. Then as they grow up, they will see that our community has a place like any other.
NL: As far as I know, you attended Portland State University. Now, I see that VSA [Vietnamese Student Association] also has workshops, but most of them are for fun rather than centering the Vietnamese culture or history as the focal point. What is your opinion on this?
LC: This is up to the people who are VSA board members, considering that they are the ones who decide whether or not to have a specific workshop. So, if we want it to change, we have to be on board. By then, you will have a voice to persuade those board members in order to have workshops to learn about Vietnamese cultural traditions. Also, Vietnamese youth who were born here do not attempt to learn about Vietnamese cultures, history, or traditions on their own. Yet, there are a rare number of youth who are interested in learning more about it. There are others who are slightly neglected on that issue. I do not want to blame anyone, but this is also due to the environment that they are in. Every family is different. When parents have to go to work and have their eyes turned dark, they do not have time to talk with their children. Parents also do their part by encouraging their children or giving them basic knowledge. Once they know about some parts of Vietnam, they will want to find out more. On the other hand, if they do not have that basic knowledge, it is nothing to them at all when mentioning Vietnam.
Therefore, the basic problem in my opinion is if we want to change something, we have to be the ones who work for it—like, I talked to the Portland State University VSA's students. They said that there are obstacles when working with the Vietnamese community and when working with older generations. That is correct, however, they have to be flexible and compromise. We have to put on each other's shoes. We have to understand them and know where we are all coming from. I am also a new generation, so sometimes the elders’ way of thinking is different from ours. We are not on the same path so it is hard to work together. If I want to work with the elders, I have to explain to them my own point of view, and then we can work together. In contrast, for them, there are things that we do not understand. I also have to listen to them, so I can work to close the generational gap. If we constantly say, “Oh, there's a gap in the middle.” Slowly close it. That is how we reduce the disagreement between older and younger generations. That is my opinion.
NL: What is the difference between education in Vietnam and in the United States in general, and Portland in particular?
LC: Extremely different. In Vietnam, their education method is asking students to memorize. They teach what they want to teach, like, I remember that they call Americans “American imperialists.” The French are the “French Empire.” They use those words and they teach us that the Americans and French kill Vietnamese, to suppress the people. They only teach one perspective. When I talked to the soldiers of the Republic of Vietnam, they told stories such as when they attacked the Viet Cong, the Viet Cong also used the Vietnamese citizens as their armor. The Republic of Vietnam soldiers did not want to hurt citizens. So, the Republic of Vietnam soldiers were the most disadvantaged during the Vietnam War. Then, when I was in Vietnam, they took me to see a museum. I went there and saw the pictures that made me think, why do the Americans and the French force Vietnam so badly? When I was younger I thought that was evil. Only then did I understand that the war was so cruel, I only knew that. Then I came here, I went to school, I was free and not confined like in Vietnam.
The teachers here are very open-minded, they are ready to answer our questions. In Vietnam, that was not the case. Countless lessons, memorizing lessons, then you will receive high scores. If you do not memorize, then the score is low. If the students take extra lessons outside of school hours, the teachers will teach them what they need to know in the exams beforehand.
To me, taking extra lessons is similar to bribing the teachers. Besides, if Vietnamese people have money, they may attend schools, they can gain knowledge. Without money, they cannot go to school. I also heard that the children of the Republic of Vietnam era were not allowed to go to college, even grade schools.
NL: What do you think about your country of Vietnam? How are you and the country of Vietnam now? Did you come back to visit? Do you keep in touch with relatives?
LC: My father's side is all over here. Only my mother's side is still left in Vietnam. My grandparents on my mother's side are gone. In the past, I went back to Vietnam because my grandparents stayed there so I returned to visit. Besides, my mother also needed to visit her parents. Honestly, every time I go back to my home country it is because I am forced to go. When I came back, I was happy with my family, but when I saw the scenes there, I felt sad. So when my grandparents died, I did not want to go back. I love the people, I just cannot do anything to help them. Incapable.
NL: Do you have anything we have not asked that you want to share? Do you have any other experiences that you would like to be kept in the oral history project?
LC: What I want to advise young people is that it is time to join the community and that it is their duty and responsibility to uphold the cultural tradition. Because the previous generation has kept the community to this day and those people have sacrificed so much. So, they need to do their duties to maintain that. Because if the youth do not participate, then the next generation will not know the Vietnamese community, will not know their roots. At the same time, they must know where they come from, even though they were born in the United States, Americans still identify them as Vietnamese American. Their roots are Vietnamese, but if they do not know anything then that is what Americans will look down on them as. My favorite phrase from a former president: “Don't ask what America has done for you, but ask what have you done for America.” We should not always sit here and say the Vietnamese community has not done anything for us, but ask ourselves whether or not we have done anything for the community. Especially the younger generations must learn about the Vietnam War, the true history. Do not listen to the communists, they spread false information about the Vietnam War. That is the key to why we are living in America, because if the Vietnam War did not occur and there was no collapse of the Republic of Vietnam, then why should we live in America? That would not make sense. If our country was prosperous, then we would all be living in Vietnam at this moment. Because of the communist regime, we left. This is our new environment, so we have to integrate and we have to maintain our Vietnamese voice and culture. I want to leave that as a message.