Nhu Le: Quý vị có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách kể cho tôi nghe quý vi sinh ở đâu và khi nào?
Christine Nguyen: Okay … chị sinh ra ở Portland, lớn lên cũng ở Portland và sau này đi học ở dưới Hillsboro và hiện chị đang là dược sĩ ở Coos Bay.
Ne: Hoàn cảnh nào đã mang quý vị tới Portland? Cho tôi biết cuộc sống chung của quý vị tại Portland? Có những tổ chức, người thân trong gia đình, hay bạn bè nào đã giúp đỡ quý vị xây dựng mái ấm tại Mỹ không? Người bảo lãnh quý vị là ai? Tại sao quý vị đến và sống tại thành phố Portland này mà không phải thành phố khác?
CN: Qua Mỹ là sau khi năm 1975, và như em biết là chế độ Cộng Sản đã chiếm hết nước Việt Nam và đi đến Portland là vì có một người Mỹ nhận nuôi mẹ chị cho nên là định cư ở đây luôn.
NL: Quý vị nghĩ về môi trường, khí hậu của Portland như thế nào?
CN: Quá tuyệt vời luôn em. Rất nhiều người thích ở Cali nhưng mà chị thấy ở đấy nóng quá. Chị thích trời mưa, không nắng quá và không có lạnh quá. Mấy năm sau này thì chị thấy rằng kẹt xe nhiều hơn mấy năm trước nhưng mà vẫn đỡ hơn ở Cali.
NL: Xin quý vị miêu tả khu dân cư của quý vị tại Portland khi quý vị mới bước chân tới đây. Quý vị có cảm thấy bị cô lập hoặc quý vị có thấy người Mỹ gốc Việt nào ở gần đây không?
CN: Không biết em có biết Multnomah Bible College không? Hồi xưa chị ở gần đó và khu đó thì rất yên tĩnh. Chị sinh ra ở đó, chị không biết những cái tốt hơn nhưng mà sau này khi chị quay lại, ở nhà đó thì chị thấy rất ồn ào. Khu đó đông xe, nên rất là khó kiếm chỗ đậu xe rồi homeless ngày càng tăng nên cảm thấy khu đó không còn an toàn như xưa nữa.
Đa số là người Mỹ, nhưng mà có chợ Việt. Có nghĩa là người Việt, chợ Việt ở gần đó chứ không có cùng đường, không cùng nhà đương nhiên. Nhưng mà có chợ Việt là sung sướng lắm rồi em. Bây giờ chị xuống đây, không có ở gần người Việt rồi lại nhớ tô Phở nữa. Không hề có luôn. Không có một nhà hàng, không có một tô Phở hoặc một tiệm Nail luôn đó em.
Đương nhiên việc hội nhập là khó rồi em. Hồi đó qua khó khăn là sau này qua đó. Vì hồi năm 1980-1990 không có chợ Việt Nam nào hết, chỉ có một chai nước mắm rồi một chai nước tương. Chứ không có nhà hàng Việt Nam, người Việt ăn đồ ăn Mỹ hơi khó đó em. Nhưng mà kỳ thị thì không hề có, người Mỹ họ rất thương người Việt của mình tại vì họ cũng hiểu về chính trị của đất nước mình như thế nào.
NL: Quý vị sinh ra và lớn lên ở đây thì chị có chứng kiến những khó khăn, thử thách mà cha mẹ chị gặp phải không?
CN: Có chứ em, đương nhiên là lúc nhỏ mình sẽ không hiểu và mình cứ hỏi “Sao mẹ đi làm hoài mà không dành thời gian cho con?” Rồi sau này lại thấy income rất là thấp. Những gì từ Việt Nam mới qua, thời đi vượt biên mới là số lương của người ta mới có $0.60 một tiếng nên phải đi làm hai jobs rồi đi làm mới có đủ tiền mà cho con bú sữa, cho con ăn cơm. Sau này chị mới thấy chứ lúc đó chị thấy “Sao mẹ đi hoài, mà không chịu ở nhà chơi với con?” Bây giờ 20 mấy tuổi, gần 30 tuổi rồi mới hiểu đó em.
NL: Quý vị có thể kể sơ về công việc của quý vị tại Portland?
CN: Chị ở nhà cũng cách chỗ làm của chị từ một đến hai tiếng, cỡ 4 giờ hoặc 4 giờ rưỡi chị thức dậy, lên xe, lái xe đến chỗ làm thì verify thuốc thôi. Cho nó đúng dose, đúng người. Ví dụ con nít không được uống thuốc nào thì mình phải gửi lại cho bác sĩ. Gợi ý cho họ nói là không nên cho dose này vì dose này cao quá hoặc không cho thuốc này. Khoảng 8-9h thì bệnh nhân mới bắt đầu vào lấy thuốc. Chị gặp bệnh nhân rồi hướng dẫn họ uống như thế nào. Nếu mà đang uống ví dụ Calcium thì phải uống cách thuốc này bao nhiêu tiếng rồi cứ như vậy mỗi ngày cứ như vậy, mỗi ngày khoảng 10 tiếng. Đến 6 giờ chị lên xe đi về, khoảng 8 giờ rưỡi là hết một ngày.
Công việc làm nó rất là nhẹ em, nó không có cảm thấy giống mình đang đi học. Đi học thì nó đòi hỏi mình suy nghĩ rất là nhiều nhưng mà đi làm thì mình quen rồi, mình nhớ thuốc rồi thì mình không có cần phải suy nghĩ nhiều.
NL: Theo em biết là mẹ của chị, Bác Lan hiện đang làm cho Providence Hospital. Chị thì cũng đang làm trong môi trường y tế, thì chị thấy giữa công việc của chị và mẹ chị thì công việc nào khoẻ hơn?
CN: Công việc nào cũng có lợi thế riêng của nó hết em. Của mẹ chị thì có thể làm work-from-home. Không cần ra khỏi nhà thì chị thấy đó là một điều sung sướng đó em. Vừa nằm trên giường vừa làm thì coi như là quá sung sướng luôn. Nhưng mà chị thấy công việc của chị được tiếp xúc với bệnh nhân hằng ngày thì điều đó cũng là một cái phước hạnh đó em. Bởi vì nơi chị ở, bác sĩ rất là ít. Bác sĩ dưới này thường là ở Portland và họ video qua để gặp bệnh nhân, bệnh nhân họ cũng trách là Bác sĩ xuống đây là họ chỉ ở vài tháng thôi rồi họ đi qua khu khác. Họ không thích khu này bởi vì không phải là thành phố lớn nên người trẻ họ không có thích ở.
Đa số bệnh nhân than phiền là “Tôi ở đây cũng lâu năm rồi, nhưng Bác sĩ là thay đổi liên tục. Không có nhất định một người và cũng không một người nào tồn tại quá một năm.” Nên chị cảm thấy rằng công việc của chị có giá trị và chị muốn làm ở đây đó em.
Đương nhiên là ở thành phố lớn thì sẽ được ăn ngon, ngủ ngon hoặc ở nhà đẹp nhưng mà ở dưới này họ cũng cần mình đó em.
NL: Quý vị có biết những sự kiện nào đã mang người Việt đến gần với nhau không? Quý vị có biết cụ thể những nơi nào mà người Việt hay tập hợp không? Có nhà hàng, cửa hàng, hoặc các tổ chức tôn giáo nào mà gia đình quý vị đặc biệt thường xuyên đến không? Quý vị biết bằng cách nào mà khu phố của quý vị thay đổi không?
CN: Chị thấy đông người Việt nhất là mỗi Tết. Ngoài ra thì hằng tuần cũng có nhà thờ, cũng có chùa chiền họ tổ chức lễ hằng tuần. Có trường Việt Ngữ dạy cho các em nhưng mà event hằng năm lớn nhất chắc chắn là Tết đó. Mỗi người là mấy ngàn người đi dự.
NL: Những vấn đề kinh tế và xã hội nào đáng chú ý nhất trong cộng đồng người Việt, hay với người tị nạn nói chung ? Các chương trình của thành phố, tiểu bang hoặc liên bang có thể giúp nhiều cho các vấn đề này không?
CN: Về kinh tế thì chị thấy có nhiều người Việt Nam họ qua đây, họ muốn mở business vì đa số những người ở Việt Nam là buôn bán. Thì khi họ qua đây, họ chưa có để dành đủ tiền cho down payment là một cái cực cho họ. Nếu mà họ có một sự giúp đỡ thì cũng sẽ đỡ lắm. Hiện giờ thì chưa có chương trình của thành phố, tiểu bang hoặc liên bang nhưng mà nên có sau khi kinh tế đi lên lại rồi đó.
NL: Những vấn đề của xã hội (cụ thể ở Portland) hoặc vấn đề về chính trị địa phương nào mà quý vị thấy là quan trọng nhất đối với cộng đồng người Việt? Bác có lo lắng gì cho giới trẻ không?
CN: Thường người Việt là hướng về quê hương nhiều nhất. Chị thấy người Việt mình ở đây là chóng cộng nhiều nhất. Ngoài ra, họ cũng chú ý đến những vấn đề mà có thể giúp họ về tài chính hoặc tiền bạc, ví dụ như là stimulus checks. Chị thấy rất là nhiều người họ đang chú ý đến điều đó hiện trong thời gian dịch này.
Chị lo cho giới trẻ sau này chứ em. Chị thấy sự tham lam của người Trung Quốc, chị rất là lo cho đất nước Việt Nam. Nếu Việt Nam nhỏ bé như vậy mà không đủ sức để chóng lại nó thì coi như là Việt Nam sẽ vào tay Trung Quốc đó. Mà một khi nước mình là của nó là dân mình mất hết. Đất nước, đất đai sẽ thuộc về của chính phủ Trung Quốc hết. Rồi người Việt nói tiếng Việt thì sẽ bị phạt rất là nặng. Coi như một khi nước mình là của Trung Quốc rồi thì nó sẽ bắt mình nói tiếng của nó. Nên chị cũng lo chứ.
Từ gia đình mình thôi, con cái lớn lên mà không biết nói tiếng Việt là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái nó xa đi. Rồi con cái nó cũng không thích ở bên cha mẹ mình nữa và điều đó là một nỗi buồn cho gia đình của họ. Ra xã hội thì họ sẽ không bao giờ giúp được người Việt lớn tuổi hoặc mới qua. Hồi xưa anh của chị đi học lúc 6 tuổi có một người Việt Nam mới qua, họ dẫn con họ vào để ghi danh đi học nhưng con của họ mới 4 tuổi thôi, người thư ký nói rằng 5 tuổi mới đi học được. Như thế thôi mà họ đã không hiểu rồi, nên anh của chị mới vào nói tiếng Việt là “Năm tuổi mới đi học được.” Thì người đó mới hiểu rồi dẫn con của họ đi về. Những cái nhỏ như vậy mà giúp được người ta rất là nhiều đó em.
NL: Nền giáo dục ở bên Việt Nam và ở bên Hoa Kỳ nói chung, Portland nói riêng thì quý vị thấy có sự khác biệt gì không?
CN: Được cái này thì mất cái kia đó em. Vi dụ, ở Việt Nam trước năm 1975 thì họ không có theo đuổi đồng tiền nhiều như thời buổi hiện tại. Nên chị thấy gia đình được hạnh phúc hơn. Bên đây mỗi người đi làm, không có thời gian cho con cái rồi con cái bị trầm cảm, dính vào bạn bè xấu, đi làm những việc xấu rồi lớn lên cũng không học hành đàng hoàng nữa nên đó là một mặt xấu của xã hội Mỹ nhưng mà nếu lớn lên ở Việt Nam trong thời buổi hiện tại thì tham tiền chứ không có như hồi xưa là chồng đi làm rồi vợ ở nhà chăm con thôi.
NL: Quý vị thấy đất nước Việt Nam của mình hiện như thế nào? Hiện tại quý vị và đất nước Việt Nam như thế nào? Quý vị có quay lại thăm không? Quý vị có giữ liên lạc với người thân không?
CN: Việt Nam thì chị thấy người dân rất là tội. Vì nhiều cái lắm như sự mạnh mẽ của Trung Quốc và điểm yếu của Việt Nam. Người dân thì không có tiếng nói, chính phủ thì không có đứng lên. Vì tiền mà bán đất cho Trung Quốc, chị thấy rất là tội cho người dân còn lại. Coi như là họ sẽ vào tay Trung Quốc.
Hiện giờ thì chị không có về, năm nay chị cũng tính về tại vì chị còn ông Ngoại của chị ở bên đó. Một người duy nhất thôi đó. Nhưng mà vì vấn đề cơn đại dịch này, chị không dám về. Chị cứ sợ ra vào những phi trường rồi ông của chị lại rất là yếu, bệnh một lần là đi luôn đó em. Không có cứu vớt được gì nữa.
Vấn đề về chính trị thì sớm muộn gì chị cũng muốn về để có cơ hội giúp đỡ cho những người dân về y tế ở ngoài miền Bắc.
NL: Quý vị có bất cứ điều gì chúng tôi chưa hỏi mà quý vị muốn chia sẻ không? Quý vị có bất kỳ kinh nghiệm nào khác mà quý vị muốn được lưu giữ trong dự án ghi lại hồi niệm qua cách truyền miệng hay không?
CN: Hãy giúp đỡ người dân của mình. Bởi vì đa số những người trẻ, lớn lên ở Mỹ họ rất là ích kỷ. Họ nhìn những gì gần với họ nhất thôi, họ ít nghĩ đến toàn quốc. Ít hơn là họ không nghĩ đến đất nước nơi mà cha mẹ họ đã sinh ra và phải ra đi. Nên nhớ mình là người Việt Nam, giúp đỡ người dân Việt Nam chứ không phải giúp đỡ cho chính phủ mà giúp đỡ toàn dân. Những người mà không có tiếng nói, những người có ý tốt mà không làm nên được.
Nhu Le: Can you start the story by telling me where and when you were born?
Christine Nguyen: Okay, I was born in Portland, grew up in Portland, later went to college at Hillsboro, and currently am a pharmacist in Coos Bay.
NL: What circumstances brought you to Portland? Tell me about your common life in Portland. Are there organizations, family members, or friends who have helped you build a home in the United States? Who was your guarantor? Why did you come and live in Portland and not another city?
CH: After coming to America after 1975—and as you know, the Communist regime took over Vietnam—and I [was born in] Portland because an American adopted my mother, so I settled here.
NL: What do you think about Portland's environment and climate?
CH: It is wonderful. A lot of people like it in California, but I feel that it is too hot there. I like it here, not too cold, not too hot either. It is mild with the rain. In recent years, I noticed that traffic was more congested than in previous years, but it was still better than in California.
NL: Please describe your neighborhood in Portland when you first arrived here. Did you feel isolated or did you see any Vietnamese Americans nearby?
CH: I wonder if you know Multnomah Bible College? In the past, I was nearby and the area was very quiet. I was born there, I did not know any better things, but later when I came back the area was very noisy. It was crowded with cars, so it was difficult to find a parking space and the homeless rate was increasing, so it felt that the area was not as safe as it used to be.
Most of the people who lived in that area were Americans, but there are Vietnamese markets. This means Vietnamese people do exist, the Vietnamese market is nearby, but not on the same street. At least it was very fortunate having a Vietnamese market around. Now I live down here in Coos Bay. I do not get to live near Vietnamese community, and I especially miss eating Phở.
Of course, integration is challenging. Back then it was even more difficult to settle here than those who recently came to the United States these days. Because during 1980-1990 there was no Vietnamese market at all, only one bottle of fish sauce and one bottle of soy sauce. Without Vietnamese restaurants, Vietnamese people rarely can eat American food. However, there was no discrimination. Americans loved their Vietnamese people because they understood the politics of their country.
NL: When you were born and raised here, did you witness the difficulties and challenges that your parents encountered?
CH: Yes I did. Of course, I would not understand the challenges that my mother had to deal with when I was young, and I would ask, "Why does my mother go to work all the time without spending time with my siblings and I?" Then later when I grew up, I found that my mother's income was very low. People who crossed the sea coming to the United States, their salary was only $0.60 an hour. That is why my mother had to work two jobs to have enough money to raise the children. I am in my twenties now, nearly thirty years old to understand that.
NL: Can you tell us a little bit about your work in Portland?
CH: From where I live currently, it is about one to two hours away from my workplace. Everyday I wake up, get in the car, drive to work to verify the medication, give the right dose to the right patient. For instance, if a child cannot take certain medicine, I must return it to the doctor. I suggest that they do not give this dose because the dose is too high or not for this medicine. Around 8am to 9am, patients began coming in and picking up their prescriptions. I meet the patient and then instruct them how to take their prescribed medicine properly. If they are taking, for example, calcium, how many hours must they take this medicine and then it is like that every day, about ten hours a day. At six o'clock in the evening, I drive back home, arriving at my destination about 8:30pm, then that is the end of my day.
My job is light, it does not feel the same as when I was in school. Going to school, it required us to think a lot, but when I worked I got used to it. I remembered the medicine and then I did not need to think much.
NL: As far as I know your mother, Ms. Lan, works for Providence Hospital. You are now also working in a medical environment, so which job is better for you in your opinion?
CH: Every job has its own advantages. My mother can work from home, no need to go outside. I find that enjoyable. Just lying in bed while working is considered comfortable. But when I work, I have the opportunity to be in contact with my patients every day, that is a blessing. Because where I live, the doctors are very few. The doctor down here is usually from Portland and they video call over to see the patient. The patient also complains that the doctor comes down just for a few months and then they go to another area. The doctors do not like this area because it is not a big city, so the young people do not like it.
Most patients complain, "I have been here for a long time, but the doctor is constantly changing. No one exists for more than a year. ” So I feel that my work is valuable and I want to work here and there. Of course, in a big city, we can eat well, sleep well, or stay in a nice house, but down here they also need me.
NL: Do you know any events that bring Vietnamese people together? Do you know specifically where Vietnamese people gather? Are there any restaurants, shops, or other religious organizations that your family particularly frequents? Do you know how your neighborhood has changed?
CH: I see the most Vietnamese people every New Year. In addition, there are also churches every week, also temples where they hold weekly ceremonies. There are Vietnamese language schools that teach, but the biggest annual event is definitely Lunar New Year. Each year there are a few thousand attendees.
NL: What are the most significant economic and social issues in the Vietnamese community, or with refugees in general? Can city, state, or federal programs help a lot with these issues?
CH: In terms of economics, I see many Vietnamese people coming here. They want to open businesses for themselves because the majority of people in Vietnam are business owners. When they come here, they do not have enough money for the down payment. If they had help, it would be much better. Right now there is no city, state, or federal program yet, but there should be after the economy goes up again.
NL: Which social issues (specifically in Portland) or local political issues do you think are most important to the Vietnamese community? Do you worry about the younger generation?
CH: Usually Vietnamese people tend to be more homeland oriented. I think the Vietnamese people here are the fastest. In addition, they also pay attention to issues that may help them financially or in money, such as stimulus checks. I see a lot of people are paying attention to it during this COVID-19 pandemic.
I am worried about the younger generations. I see the greed of Chinese people, and I am very worried about Vietnam. Our country, Vietnam, is so small and it is not strong enough to recover. The country and the land will belong to the Chinese government. Then Vietnamese people who speak Vietnamese will be severely punished. It seems that once our country is part of China, those people will make us speak their language.
From a family, children who grow up without speaking Vietnamese will cause a gap between the relationship of parents and children. Then the children do not like to be with their parents anymore and that is a sadness for their families. Going out into society, they will never be able to help the elderly Vietnamese. In the past, when my six-year-old brother went to school, a newly settled Vietnamese came and took their children in to register for school, but their children were only four years old. The secretary said that they could only go to school at five years old. Just like that, they did not understand English, so my brother just spoke Vietnamese as, "Only five years old can go to school." Only then can they understand and then take their children home. Small things like that help people a lot.
NL: Is there any difference in the education in Vietnam and in the United States in general, and Portland in particular?
CH: If you get this, you will lose something else. For example, in Vietnam, before 1975, they did not pursue money as much as the present time, so I found the family tends to be happier. Everybody goes to work here and does not have time for their children, and their children get depressed, get stuck with bad friends, do not grow up in a good environment, so that is a bad side of the community. If you grow up in Vietnam in the present time of greed, not like in the past, the husband worked and the wife stayed home to take care of the children.
NL: What do you think about your country of Vietnam? How are you and the country of Vietnam now? Did you come back to visit? Do you keep in touch with relatives?
CH: In Vietnam, you find people very guilty. Because of so many things like the strength of China and the weakness of Vietnam. The people do not have a voice, the government does not stand up. Because of selling the land to China, I felt very sorry for the remaining people. It seems like they will become a part of China.
This year I planned to go to Vietnam because I still have my grandfather there. Only one person. But because of this pandemic problem, I did not dare to go back. I was afraid of getting in and out of airports. My grandfather is very weak, if he is sick once he will have a very high chance of passing away. By that time, there is no salvation any more.
In politics, sooner or later, I would like to come back to have the opportunity to help people in the medical field outside the north.
NL: Do you have anything we have not asked that you want to share? Do you have any other experiences that you would like to be kept in the oral memorial project?
CH: Please help your people. Because most young people who grow up in America are very selfish. They look at what is closest to them, they think less of the entire country, especially their motherland. They are thinking less about the country where their parents were born and had to leave. Remember that you are Vietnamese, help the Vietnamese people out, not the government. [Help] those who have no voice, those who have good intentions but cannot do it.